Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng này làm cho trẻ bị sưng hoặc phù nề da dầu, nhưng nó được đánh giá là vô hại và sẽ dần dần tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bướu huyết thanh xuất hiện ở tình trạng bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay.
1. Bướu huyết thanh là gì?
Bướu huyết thanh là sự sưng hoặc phù nề của da đầu trẻ sơ sinh, xuất hiện dưới dạng cục u hoặc khối sưng trên đầu ngay sau khi sinh. Tình trạng này là vô hại và thường là do áp lực đặt lên đầu trẻ sơ sinh trong khi sinh. Nó không ảnh hưởng đến não hay xương sọ. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến các vấn đề khác chẳng hạn như vàng da.
Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?
Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình.Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh thường được gây ra bởi áp lực đặt lên đầu trẻ khi nó đi qua lỗ cổ tử cung và vào ống âm đạo. Áp lực này được tạo ra bởi thành âm đạo và căng cơ tử cung. Một tình trạng khác có thể xảy ra gọi là bướu máu. Tình trạng này khác với bướu huyết thanh vì chất lỏng tích tụ thường sâu hơn ở da đầu và chủ yếu bao gồm máu từ các mạch máu bị vỡ. Bướu máu gây ra bởi áp lực từ xương chậu của người mẹ lên hộp sọ của em bé trong khi sinh hoặc sử dụng các dụng cụ sinh (chẳng hạn như kẹp).
Một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh bao gồm:
- Vỡ ối sớm
- Lượng nước ối trong tử cung ít
- Sinh em bé lần đầu
- Co thắt Braxton-Hicks
- Thời gian quá trình chuyển dạ kéo dài
- Vị trí của thai nhi, chẳng hạn như đầu hướng xuống dưới
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh trong quá trình sinh nở chẳng hạn như kẹp, hút
Trong trường hợp bướu huyết thanh được hình thành do quá trình sử dụng dụng cụ hỗ trợ sinh sản để đưa thai ra ngoài thường được gọi là “chignon”. Và tình trạng này sẽ biến mất sau vài giờ đến vài ngày khi trẻ được sinh ra.
3. Triệu chứng của bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh
Triệu chứng chính của bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh là phù nề dưới da đầu, tạo thành khối sưng và mềm . Sưng có thể ở một bên hoặc kéo dài trên đường giữa của da đầu.
Khối sưng này sẽ biến mất dần theo thời gian,không ảnh hưởng gì đến xương sọ và não bên trong trẻ sơ sinh.
4. Biến chứng của bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh
Thông thường bướu huyết thanh sẽ tự khỏi và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định nó lại gây ra cho trẻ những biến chứng phổ biến như:
- Rụng tóc: Do áp lực đặt lên da đầu, một số mô xung quanh có thể chết và rụng tóc. Trong hầu hết các trường hợp khi tóc rụng thì sau đó có thể mọc lại bình thường, nhưng một số trường hợp khác tình trạng rụng tóc có thể là lâu dài.
- Vàng da: có thể có trong một số trường hợp cụ thể do bướu huyết thanh to. Điều này là do sự tích tụ của bilirubin trong máu từ sự phá vỡ của các tế bào hồng cầu. Do đó, khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ vàng da và vàng mắt.
5. Chẩn đoán và điều trị bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh
Bướu huyết thanh thường được xác định khi kiểm tra thể chất mà không cần xét nghiệm bổ sung. Nếu tình trạng liên quan đến các vấn đề bệnh khác thì bác sĩ sẽ yêu cầu có các xét nghiệm sâu hơn để có thể chẩn đoán xác định bệnh.
Thông thường, bướu huyết thanh sẽ dần biến mất mà không cần can thiệp trong vài ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, khi có thêm các yếu tố rủi ro hoặc thương tích sẽ làm cho thời gian tự khỏi mà không cần can thiệp kéo dài hơn khoảng từ 2-6 tuần sau khi sinh.
Thạc sĩ. Bác sĩ. Nguyễn Minh Tuấn đã có trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa. Bác sĩ nguyên là Phó khoa Nhi Tổng hợp - Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng trước khi là Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Video đề xuất:
Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách
XEM THÊM: