Tìm hiểu hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực trong não. Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ cần phải được điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra chẳng hạn như tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí gây tử vong.

1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì?

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực trong não. Nó có thể do lượng dịch xung quanh tổ chức não tăng lên, chẳng hạn như tăng dịch não tủy, hay lượng máu trong não tăng lên do chấn thương hoặc khối u não vỡ.

Các mô não bị phù do chấn thương hoặc bệnh lý nào đó, có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ.

Chấn thương não có thể là nguyên nhân gây nên tăng áp lực nội sọ và hội chứng tăng áp lực nội sọ cũng có thể là nguyên nhân gây chấn thương não.

Tăng áp lực nội sọ là tình trạng rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh nhân cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

2. Dấu hiệu của hội chứng tăng áp lực nội sọ

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ như:

  • Buồn nôn, nôn kèm nhức đầu, tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng
  • Tình trạng tăng huyết áp
  • Đau đầu, thường xuất hiện khi thay đổi tư thế
  • Giảm khả năng ý thức
  • Có sự nhầm lẫn về thời gian, vị trí
  • Rối loạn tinh thần: phản ứng trì trệ, chậm chạp, kém linh hoạt
  • Chóng mặt
  • Xuất hiện các cơn động kinh
  • Ù tai
  • Rối loạn nội tiết
  • Hôn mê
  • Tầm nhìn giảm
  • Thở nông
  • Tình trạng mất ý thức

Các dấu hiệu của hội chứng tăng áp lực nội sọ có thể là những biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó kèm theo tăng áp lực nội sọ, chẳng hạn như đột quỵ hay u não hoặc chấn thương não.

Các dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ ở trẻ em cũng giống các triệu chứng ở người lớn. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em thường là do trẻ bị bạo hành. Những trẻ bị tăng áp lực nội sọ dưới 12 tuổi sẽ có dấu hiệu bị giãn khớp sọ, do bản xương sọ còn mềm.


Hội chứng tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực trong não
Hội chứng tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực trong não

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ

Nguyên nhân thường gặp gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ là do chấn thương đầu gây ra.

Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Quá nhiều chất lỏng xung quanh não bộ và tủy xương sống ( dịch não tủy)
  • Chảy máu trong não
  • Sưng phù não
  • Mạch não bị phình
  • Một số vùng của não bị máu đọng lại
  • Do khối u não
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm não hoặc viêm màng não
  • Huyết áp cao
  • Đột quỵ
  • Nồng độ oxy trong máu giảm
  • Não úng thủy ( dịch não tủy tích tụ trong các khoang não)
  • Cơn động kinh
  • Co giật
  • Do não bé: do hộp sọ nhỏ, liền thóp sớm
  • Tình trạng xuất huyết não

4. Chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ

Bác sĩ chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ thông qua một số biện pháp sau:

  • Thông qua các thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân, bao gồm các chấn thương đầu gần đây hoặc do do bệnh lý nào đó đã được chẩn đoán, kiểm tra giác quan, trạng thái tinh thần...
  • Đánh giá áp lực dịch não tủy bằng chọc dò tủy sống ( chọc dò dịch não tủy ở phần thắt lưng)
  • Chụp CT để quan sát hình ảnh não
  • Để chẩn đoán xác định, thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm phát hiện ra sự thay đổi trong mô nhu não ( hình ảnh thu được hiển thị chi tiết hơn so với chụp CT)

Nguyên nhân thường gặp gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ là do chấn thương đầu
Nguyên nhân thường gặp gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ là do chấn thương đầu

5. Điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ

Phương pháp điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ phụ thuộc vào tốc độ phát triển áp lực sọ não. Giảm áp lực bên trong hộp sọ chính là mục tiêu cấp bách nhất của điều trị tăng áp lực nội sọ.

Những biện pháp giảm áp lực nội sọ hiệu quả bao gồm dẫn lưu chất lỏng xung quanh não bộ và dịch tủy sống qua ống thông hoặc tạo ra một lỗ nhỏ ở sọ. Một số loại thuốc có thể làm giảm áp lực bằng cách lấy bớt dịch ra khỏi cơ thể, chẳng hạn như các loại thuốc có chứa mannitol và nước muối ưu trương. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc an thần nếu tình trạng tăng huyết áp khiến áp lực nội sọ tăng lên một cách nghiêm trọng.

Một số phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ khác ít được lựa chọn hơn, bao gồm:

  • Một phần của hộp sọ được loại bỏ
  • Dùng thuốc gây mê
  • Hạ thân nhiệt hoặc làm lạnh cơ thể người bệnh

6. Biến chứng của hội chứng tăng áp lực nội sọ

Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nên tình trạng vòng xoắn bệnh lý, khiến áp lực nội sọ ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ đột quỵ, co giật...thậm chí khiến não bị tổn thương không thể phục hồi. Bệnh để lâu, có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như tụt não, gây tử vong ở người bệnh.

7. Phòng bệnh tăng áp lực nội sọ

Tuy hội chứng tăng áp lực nội sọ không thể ngăn chặn được, nhưng bạn có thể phòng ngừa bằng cách tránh những chấn thương ở đầu. Khi di chuyển bằng xe máy nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi đi ô tô. Té ngã cũng là nguyên nhân thường gặp gây nên chấn thương đầu, nhất là ở người cao tuổi.

Khi thấy có sự xuất hiện của các dấu hiệu như nhìn mờ, đau đầu không rõ nguyên nhân, cần chụp CT hoặc MRI để loại trừ khả năng do tăng áp lực nội sọ.

Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ cần phải được theo dõi và điều trị nguyên nhân gây nên bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị y tế hiện đại, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tiên tiến nhất như: CT SCAN Toshiba 640 slices, máy chụp mạch máu não, máy chụp CHT (MRI) G.E 3.0, MRA và CTA...cho chất lượng hình ảnh rõ nét, dễ dàng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý não và cột sống của cả bệnh lý nội khoa và ngoại khoa....cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị bệnh lý thần kinh nói chung và áp xe não nói riêng tại Vinmec.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe