Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường type 1

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch của chính người bệnh phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 sẽ có những tiêu chuẩn chẩn đoán riêng.

1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Các dấu hiệu thường của tiểu đường type 1 thường khó phát hiện, nhưng các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và dễ dàng phát hiện như:

  • Khát nước nhiều
  • Nhanh đói mặc dù mới ăn xong
  • Khô miệng
  • Đau bụng và nôn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói
  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)
  • Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo
  • Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
  • Đái dầm vào ban đêm ở trẻ mà trước đó không có đái dầm

Bệnh tiểu đường type 1 gây ra triệu chứng đau bụng ở người bệnh
Bệnh tiểu đường type 1 gây ra triệu chứng đau bụng ở người bệnh

Dấu hiệu cấp cứu với bệnh tiểu đường type 1 bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Thở nhanh
  • Mùi trái cây cho hơi thở của bạn
  • Đau bụng
  • Mất ý thức (hiếm khi xảy ra)

2. Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tiểu đường type 1 bao gồm:

2.1 Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c Test)

  • Hemoglobin là sắc tố mang oxy khiến máu màu đỏ tươi và cũng là protein chiếm ưu thế trong các tế bào hồng cầu. Khoảng 90% huyết sắc tố là huyết sắc tố A. Mặc dù một thành phần hóa học chiếm 92% hemoglobin A, nhưng khoảng 8% hemoglobin A được tạo thành từ các thành phần nhỏ có chút khác biệt về mặt hóa học, bao gồm hemoglobin A1c, A1b, A1a1 và A1a2. Hemoglobin A1c (HbA1c) là một thành phần nhỏ của hemoglobin có liên kết với glucose. HbA1c đôi khi cũng được gọi là glycated, glycosylated hemoglobin, hoặc glycohemoglobin.
  • Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người bệnh. Do HbA1c không bị ảnh hưởng do dao động ngắn hạn của nồng độ glucose trong máu (ví dụ người bệnh mới ăn xong) nên các bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh để xét nghiệm HbA1c mà không cần quan tâm đến bữa ăn gần nhất của người bệnh.

Phương pháp xét nghiệp HbA1c giúp đánh giá nồng độ đường trong máu người bệnh
Phương pháp xét nghiệp HbA1c giúp đánh giá nồng độ đường trong máu người bệnh

  • Đối với những người khỏe mạnh, mức HbA1c thấp hơn 6% tổng lượng huyết sắc tố. Nếu có hai lần xét nghiệm riêng biệt có kết quả từ 6,5% có thể là dấu hiệu người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường.
  • Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể bị trì hoãn hoặc ngăn ngừa nếu mức người bệnh giữ HbA1c dưới 7%. Do đó, việc khuyến cáo rằng điều trị bệnh tiểu đường đã hướng đến mục tiêu điều trị giữ mức HbA1c của người bệnh gần với mức bình thường nhất có thể (<6%) mà không bị hạ đường huyết.

2.2 Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (Random blood sugar test)

Nếu kiểm tra đường huyết của người bệnh tại một thời điểm bất kỳ trong ngày cho kết quả từ 200 mg/dL hoặc cao hơn thì đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh có thể mắc bệnh tiểu đường.

2.3 Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose)

Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm này vào buổi sáng, trước khi người bệnh ăn. Người bệnh có thể mắc tiểu đường nếu mức độ đường huyết từ 126 mg/dL hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm riêng biệt.


Các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường type 1 cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín
Các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường type 1 cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

3. Kết luận

  • Trong những lần khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra mức HbA1C của người bệnh nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị. Mục tiêu điều trị nhằm kiểm soát HbA1C sẽ thay đổi tùy theo tuổi của người bệnh và các yếu tố khác, nhưng Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thường khuyến cáo mức HbA1C nên dưới 7%, tương đương với mức glucose trung bình khoảng 154mg/dL (8,5 mmol/L).
  • So với xét nghiệm đường huyết hàng ngày, thì xét nghiệm HbA1C tốt hơn để giúp bác sĩ xem hiệu quả điều trị và điều chỉnh kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Mức HbA1C tăng có thể báo hiệu bác sĩ cần phải thay đổi liều lượng insulin, chế độ ăn hoặc cả hai.
  • Ngoài xét nghiệm HbA1C, bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu máu và nước tiểu định kỳ để kiểm tra mức cholesterol, đánh giá chức năng tuyến giáp, chức năng gan và chức năng thận. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ thường xuyên kiểm tra huyết áp và các vị trí trên cơ thể, nơi mà người bệnh thường xuyên dùng để kiểm đường huyết và tiêm insulin hằng ngày.

Để tầm soát bệnh tiểu đường, hiện nay tại bệnh viện Vinmec triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe