Tiến triển của bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường

Đái tháo đường là bệnh lý của hệ chuyển hóa có thể gây ra nhiều biến chứng đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó bệnh phù hoàng điểm là một tình trạng phổ biến. Vậy tiến triển của bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường như thế nào?

1. Bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường là gì?

Hoàng điểm còn được gọi là điểm vàng. Đây là một phần nằm trong võng mạc và là nơi ánh sáng đi qua sẽ tập trung rõ nét, tại đây nhằm giúp chúng ta nhìn rõ được vật thể.

Phù hoàng điểmbiến chứng mắt của tiểu đường, nó xảy ra khi lượng đường huyết quá cao và làm hư hại võng mạc bên trong mắt. Võng mạc đảm nhiệm chức năng thu nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não thông qua một dây thần kinh ở phía sau mắt được gọi là dây thần kinh thị giác. Các mạch máu nhỏ nối với võng mạc có khả năng bị rò rỉ chất lỏng hoặc chảy máu khi lượng đường quá cao và khiến phần trung tâm võng mạc sưng phù lên. Sau đó, đôi mắt sẽ phát triển các mạch máu mới nhưng chúng yếu hơn ban đầu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực ở những người mắc bệnh tiểu đường.

2. Tiến triển của bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường, có thể mắc bệnh lý võng mạc tiểu đường nhẹ hoặc nặng. Cho đến nay vẫn chưa có khung thời gian cho việc mất bao lâu để bệnh phù hoàng điểm trở nên nặng hơn hay có một thang điểm nào để đánh giá sự tiến triển của bệnh. Do đó, khi khám bệnh thì bác sĩ sẽ để ý hai điều trong quá trình khám mắt, đó là: Mức độ phù và vị trí của khối phù.

3. Triệu chứng của phù hoàng điểm do đái tháo đường

Khi mắc phải bệnh phù hoàng điểm, tầm nhìn của bệnh nhân sẽ bị mờ đi hoặc có hình ảnh gợn sóng ở gần trung tâm thị trường của họ. Màu sắc có thể bị mờ hoặc bị nhòe đi. Có một số trường hợp không có triệu chứng gì đáng kể, nhưng hầu hết sẽ xuất hiện tình trạng nhìn mờ nhẹ đến mất thị lực rõ rệt và cũng có thể chỉ có vấn đề về thị lực ở một mắt.

Các bác sĩ thường liên kết các triệu chứng nghiêm trọng hơn của phù hoàng điểm với phù võng mạc. Khi bệnh nhân càng bị phù do chất lỏng bị rò rỉ và càng gần trung tâm thị trường thì họ càng có nhiều khả năng bị các vấn đề về thị lực.

4. Chẩn đoán bệnh lý phù hoàng điểm

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến chức năng thị giác của bệnh nhân. Có những trường hợp người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh nên điều quan trọng là bệnh nhân cần phải đi khám mắt định kỳ khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường ít nhất mỗi năm một lần.

Để kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ nhãn khoa sẽ làm giãn đồng tử của bệnh nhân và tiến hành chụp ảnh võng mạc. Sau khi thực hiện kiểm tra hình ảnh bằng cách chụp cắt lớp kết hợp quang học hoặc OCT, bác sĩ sẽ cho biết nếu võng mạc bị dày lên bởi chất lỏng và vị trí của nó xảy ra trong mắt.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một xét nghiệm hình ảnh khác được gọi là chụp mạch huỳnh quang (FA). Thuốc sẽ được đưa vào tĩnh mạch cánh và di chuyển trong mạch máu trong mắt của bệnh nhân. Sau đó, máy sẽ chụp lại những hình ảnh nâng cao và hiển thị cho bác sĩ xem chất lỏng có bị rò rỉ vào võng mạc của bạn hay không. Xét nghiệm cũng giúp bác sĩ theo dõi bất kỳ thay đổi nào của mắt theo thời gian.

5. Điều trị bệnh phù hoàng điểm

Bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị nếu bệnh phù hoàng điểm gần phần trung tâm của mắt và ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Điều đầu tiên cần làm là đề xuất việc kiểm soát lượng đường huyết sao cho ổn định. Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị có thể giúp sửa chữa các tổn thương cho võng mạc:

  • Tiêm thuốc kháng VEGF (Anti-VEGF): Đầu tiên, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc đặc trị vào mắt bệnh nhân để làm tê, sau đó dùng kim tiêm để đưa thuốc vào mắt. Thuốc có tác dụng ngăn chặn một loại protein gọi là VEGF để thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới mỏng manh hơn những mạch máu có trong mắt khỏe mạnh.
  • Các phương pháp điều trị chống viêm: Tiêm steroid làm dịu tình trạng viêm ở mắt.
  • Tia laser: Các bác sĩ sử dụng nhiệt hướng dẫn bằng laser để sửa chữa các mạch máu bị rò rỉ trong võng mạc.
  • Phẫu thuật: Bệnh nhân có thể được phẫu thuật nhằm điều chỉnh thị lực hoặc loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục trong mắt. Bạn có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh thị lực hoặc loại bỏ máu hoặc gel (được gọi là thủy tinh thể) tích tụ trong mắt.

Trong số các phương pháp trên thì tiêm anti-VEGF là phương pháp điều trị chính đối với trường hợp võng mạc bị sưng nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp laser cho phù hoàng điểm mà không ảnh hưởng đến phần trung tâm của mắt bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe