Tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella ở người suy giảm miễn dịch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Suy giảm miễn dịch có thể do nhiều tình trạng, bao gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh, nhiễm virus suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV), các bệnh lý khác như bệnh bạch cầu, ung thư hạch. Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch khuyến cáo nên được tiêm vắc xin MMR II để được bảo vệ khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella.

1. Vắc-xin MMR II là gì?

MMR II là vắc-xin sống, giảm độc lực phòng 3 bệnh là sởi, quai bị, rubella. Đây là một chế phẩm đông khô vô trùng của một dòng virus sởi suy yếu hơn, có nguồn gốc từ chủng Edmonston suy yếu của Enders và được nhân giống trong nuôi cấy tế bào.

2. Dược lý của vắc-xin MMR II

Sởi, quai bị, rubella là ba bệnh thường gặp ở trẻ em, do virus sởi, quai bị, rubella gây ra. Chúng có thể liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong. Ví dụ, viêm phổi và viêm não là do bệnh sởi. Quai bị có liên quan đến viêm màng não vô khuẩn, điếc. Rubella khi mang thai có thể gây ra hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh của bà mẹ bị nhiễm bệnh hoặc gây các dị tật thai nhi như điếc, vôi hóa não, gây sảy thai, đẻ non.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng MMR II có khả năng miễn dịch cao và dung nạp tốt. Một mũi tiêm vắc-xin gây ra kháng thể ức chế hemagglutination (HI) trong 95%, quai bị trung hòa kháng thể ở 96% và kháng thể rubella HI ở 99%.

3. Lịch tiêm chủng khuyến cáo

Vắc-xin MMR II được chỉ định để tiêm đồng thời chống sởi, quai bị và rubella ở trẻ em và người lớn từ 12 tháng tuổi trở lên. Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP) khuyến nghị nên sử dụng liều MMR II đầu tiên lúc 12 đến 15 tháng tuổi và sử dụng liều MMR II thứ hai lúc 4 đến 6 tuổi (thường cách liều đầu tiên 4 năm).


Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

4. Các nhóm đối tượng nên được tiêm vắc xin MMR II

4.1. Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

Trẻ càng nhỏ, khả năng chuyển đổi huyết thanh càng thấp. Trẻ 9 tháng tuổi nên được tiêm vắc-xin phòng sởi. Nếu không có vắc-xin phòng sởi đơn, có thể tiêm thay thế bằng vắc-xin phòng sởi-quai bị-rubella (MMR II), sau đó trẻ sẽ tiêm MMR II liều thứ hai trong khoảng 15 tháng tuổi (cách liều 1 tối thiểu 6 tháng) và nhắc lại vắc-xin MMR II liều 3 sau liều 2 là 4 năm (có thể sớm hơn nếu có dịch, vào khoảng 4-6 tuổi).

4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và người trưởng thành

Vắc-xin MMR II được chỉ định tiêm cho trẻ vị thành niên, người trưởng thành không mang thai. Sau khi tiêm vắc-xin cần phải tránh thai ít nhất 1 tháng, tốt là 3 tháng. Tiêm vắc-xin giúp bảo vệ cơ thể người được tiêm chủng khỏi sởi- quai bị - rubella. Ngoài ra còn chống lại nhiễm sởi, rubella trong thai kỳ, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng và dị tật bẩm sinh của thai nhi do sởi hay rubella.

4.3. Các quần thể khác

Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên nếu chưa được tiêm chủng trước thì nên được tiêm vắc-xin MMR II để giảm các nguy cơ nhiễm bệnh. Những người có kế hoạch đi du lịch, nếu không được miễn dịch, có thể mắc bệnh sởi, quai bị hoặc rubella trong quá trình đi du lịch. Do đó, trước khi đi du lịch quốc tế nên được tiêm vắc-xin.

4.4. Nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch do nhiễm vi rút HIV

Đối với trẻ nhiễm HIV, vắc-xin MMR II vẫn được khuyến cáo dùng cho trẻ tối thiểu từ 12 tháng tuổi trở lên nếu không có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, giai đoạn AIDS. Bởi lẽ không được tiêm vắc-xin thì bệnh sởi, rubella có thể ảnh hưởng, gây biến chứng nghiêm trọng cho những bệnh nhân này.

Đánh giá và xét nghiệm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em là không cần thiết phải thực hiện trước khi đưa ra quyết định tiêm chủng vắc-xin virus sống giảm độc lực. Nếu trẻ có nguy cơ phơi nhiễm với bệnh sởi thì nên tiêm vắc-xin sởi đơn kháng nguyên ở giai đoạn từ 6-11 tháng tuổi với liều thứ hai (MMR) khi lớn hơn 12 tháng tuổi ( tối thiểu cách vắc-xin sởi đơn 6 tháng).

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng và bệnh nhân nhiễm HIV có triệu chứng bị phơi nhiễm với bệnh sởi nên được dùng globulin miễn dịch (IG), mà không cần quan tâm đến tình trạng tiêm chủng trước đó. Liều khuyến cáo của IG đối với điều trị dự phòng sởi của người suy giảm miễn dịch là 0,5 ml/kg trọng lượng cơ thể (liều tối đa, 15 ml). Khả năng miễn dịch của vắc-xin sởi sẽ giảm nếu vắc-xin được tiêm dưới 6 tháng sau khi IG.

5. Chống chỉ định đối với vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella

Những cá nhân sau đây nên cân nhắc không tiêm hoặc trì hoãn tiêm vắc xin MMR II:

  • Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin, bao gồm cả gelatin.
  • Không tiêm MMR II cho phụ nữ đang mang thai, nên tránh mang thai ít nhất 1 tháng và tốt là 3 tháng sau khi tiêm vắc-xin.
  • Bệnh nhân đang được điều trị thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao tương đương Prednisolon > 2mg/kg/ngày. Chống chỉ định này không áp dụng cho những bệnh nhân đang dùng corticosteroid như một liệu pháp thay thế, ví dụ, đối với bệnh Addison.
  • Người bị bệnh bạch cầu, u lympho thuộc bất kỳ loại nào, hoặc các khối u ác tính khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ thống bạch huyết. Những những bệnh nhân giảm tiểu cầu
  • Người mắc bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị.
  • Đối tượng đang bị sốt, có bệnh lý đường hô hấp hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng đang tiến triển.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin MMR II & Diluent Inj 0.5ml của MSD (Mỹ) có tác dụng phòng ngừa 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.


Trẻ sơ sinh nên nhận được liều vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella thứ hai trong khoảng từ 12 đến 15 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh nên nhận được liều vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella thứ hai trong khoảng từ 12 đến 15 tháng tuổi

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Trước khi tiêm vắc-xin, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa Nhi – vắc-xin để giúp khách hàng đảm bảo sức khỏe tốt khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn các loại vắc-xin phòng bệnh phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ giúp gia đình yên tâm trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% đối tượng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, hệ thống Bệnh viện Vinmec luôn luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn để đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng an toàn nhất.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, với tủ lạnh chứa vắc-xin tại mỗi phòng tiêm là tủ lạnh chuyên dụng vẫn có thể đảm bảo nhiệt độ +2 đến +8 độ C khi mất điện trong vòng 24 giờ, nhằm giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Hiện Vinmec đang xây dựng phần mềm có thể kiểm tra lịch sử tiêm của trẻ hoặc đặt lịch nhắc để cha mẹ không quên lịch tiêm chủng của con qua máy tính, điện thoại một cách thuận tiện.
  • Thông tin tiêm chủng sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bác sĩ Nguyễn Hải Hà từng công tác nhiều năm tại Khoa Nhi – Sơ sinh Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội và Khoa sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trước khi đảm nhiệm vị trí là Trưởng đơn nguyên vắc xin thuộc khoa Ngoại trú Nhi bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe