Phổi là cơ quan của hệ hô hấp. Chức năng của chúng truyền oxy vào máu và giải phóng carbon dioxide từ máu ra ngoài. Mỗi phổi được chia thành các thuỳ phổi ngăn bởi màng phổi dưới dạng khe nứt. Phổi phải có thuỳ trên, giữa và dưới, nhưng phổi trái chỉ có thuỳ trên và dưới.
1. Thuỳ phổi là gì?
Phổi được chia thành các thuỳ bởi màng phổi ở dưới dạng khe nứt. Các khe nứt này giúp cho phổi có thể được mở rộng. Phổi bao gồm năm thuỳ. Phổi trái có thuỳ trên và thuỳ dưới. Trong khi đó, phổi phải có thuỳ trên, thuỳ giữa và thuỳ dưới.
Các thuỳ được đặc trưng bởi một kết nối rời rạc với phân khu đầu tiên của cây phế quản và phía sau phế quản chính của hai phổi (đây là phế quản thuỳ). Việc cung cấp máu, tín hiệu thần kinh và bạch huyết từ các mối nối đến mỗi thuỳ có liên kết với các thuỳ khác. Điều này làm cho các thuỳ đơn vị có chức năng tương đối độc lập trong phổi.
Hơn nữa, các thuỳ được chia thành các phân đoạn phế quản phổi cũng chính là thể tích của phổi với sự sắp xếp có tổ chức liên quan đến nhau trong một thuỳ và không phụ thuộc vào chức năng tương tự của các thuỳ khác. Với sự phân chia của phế quản, mỗi phân đoạn được chia thành các tiểu thuỳ phổi thứ cấp.
2. Các loại thuỳ phổi
Cuống phổi chính đi vào phổi tại mối nối và phân nhánh thành phế quản thứ cấp còn gọi là thuỳ phế quản. Tại đây nó sẽ cung cấp không khí cho mỗi thuỳ phổi. Nhánh thuỳ phế quản sẽ thành phế quản bậc ba còn được gọi là phân đoạn cuống phổi và không khí được cung cấp cho các phân đoạn chia tiếp theo của thuỳ phổi được gọi là phân đoạn phế quản phổi. Mỗi phân đoạn phế quản phổi có phân đoạn phế quản riêng và động mạch riêng. Giải phẫu phân đoạn này để xác định vị trí các quá trình gây bệnh trong phổi. Một đoạn là đơn vị riêng biệt có thể được phẫu thuật cắt bỏ mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô xung quanh.
2.1. Thuỳ phổi trên
Các thuỳ trên của mỗi phổi là những mảnh trên cùng còn được gọi là thuỳ trên. Mỗi thuỳ nhận không khí từ nhánh riêng của cây phế quản (thuỳ phế quản). Trong phổi, những phế quản này được chia thành các ống nhỏ hơn. Nhỏ nhất trong số các ống này được gọi là phế quản. Các phế quản kiểm soát sự trao đổi khí với phế nang, các túi khí nhỏ trong phổi.
Mỗi thuỳ của phổi có chức năng giống nhau đó là đưa oxy vào máu và loại bỏ carbon dioxide. Các phần của thuỳ phổi hoặc toàn bộ thuỳ phổi được loại bỏ nếu điều trị các bệnh phổi như: ung thư phổi, bệnh lao và khí phế thũng.
2.2. Thuỳ phổi giữa
Chỉ có phổi phải mới có thuỳ phổi giữa. Thuỳ phổi này nằm giữa thuỳ phổi trên và thuỳ phổi dưới. Chức năng của thuỳ phổi giữa cũng tương tự như thuỳ phổi trên.
2.3. Thuỳ phổi dưới
Cả phổi trái và phải đều có thuỳ phổi dưới. Nó có kích thước gần giống với thuỳ phổi trên của mỗi phổi. Vết nứt xiên phân chia thuỳ trên và thuỳ dưới của phổi. Tuy nhiên, ở phổi phải có thêm một vết nứt ngang ngăn cách thuỳ giữa. Các khe nứt xiên thường được tìm thấy theo dọc xương sườn thứ sáu. Mặc dù không phổ biến, nhưng có thể tách thuỳ dưới ra khỏi phần còn lại của phổi và ghép nó vào phổi của người khác có phổi không hoạt động hoặc không được chức năng. Đây là giải pháp thay thế được đề xuất cho cấy ghép toàn bộ phổi từ tử thi. Đó là một sự thay thế đặc biệt vì người hiến tạng không cần phải chết để hiến thuỳ phổi dưới.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh uy tín chuyên sâu với các dịch vụ chuẩn quốc tế. Đặc biệt tại Vinmec có đội ngũ Y Bác sĩ giàu chuyên môn kinh nghiệm, có nhiều năm công tác thăm khám điều trị bệnh sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo: healthline.com, sciencedirect.com