Hỏi
Chào bác sĩ,
Vừa rồi, em có đi xét nghiệm máu do có cảm giác quay cuồng, chóng mặt. Kết quả xét nghiệm là thiếu máu do thiếu sắt. Vậy bác sĩ cho em hỏi thuốc sắt nào tốt nhất cho người bị chóng mặt do thiếu máu? Liều lượng và thời gian uống ra sao? Em xin chân thành cảm ơn.
Bích Liên (1973)
Trả lời
Được giải đáp bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Chào bạn,
Với câu hỏi “Thuốc sắt nào tốt nhất cho người bị chóng mặt do thiếu máu?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi đã chẩn đoán xác định là thiếu máu do thiếu sắt, thì bổ sung sắt cho cơ thể là điều trị bắt buộc. Liều lượng tùy thuộc vào mức độ thiếu máu và chỉ số sắt thông qua xét nghiệm. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây thiếu sắt là cần thiết để điều trị căn nguyên bệnh. Sắt được bổ sung bằn đường uống là thông dụng và truyền tĩnh mạch khi cần thiết. Chế độ bổ sung sắt qua dinh dưỡng hàng ngày tạo nền tạng bề vững để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh.
Sắt có thể được cung cấp bởi các muối sắt khác nhau (ví dụ như sắt sulfat, gluconat, fumarat) hoặc saccharate, uống sắt trước bữa ăn 30 phút (thực phẩm hoặc thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu). Liều khởi đầu điển hình là 60 mg sắt nguyên tố (ví dụ, như 325 mg sulfate sắt) cho một lần / ngày. Vitamin C hoặc nước cam sẽ tăng cường hấp thu sắt mà không gây kích thích dạ dày.
Truyền sắt có đáp ứng điều trị tương tự như sắt uống nhưng có thể gây ra các phản ứng phụ, như phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, viêm thành mạch huyết khối và đau. Thường dành riêng cho những bệnh nhân không dung nạp hoặc không uống sắt uống hoặc cho những bệnh nhân bị mất nhiều máu do rối loạn mạch máu (ví dụ, giãn mao mạch xuất huyết di truyền). Liều tiêm truyền do quyết định tùy tình trạng bệnh thực tế. Điều trị sắt cần nhiều hơn 6 tháng sau khi hiệu chỉnh mức Hb để bổ sung dự trữ sắt ở mô.
Đánh giá điều trị bằng xét nghiệm Hb hàng tuần cho đến khi đạt mức bình thường Hb tăng ít trong 2 tuần nhưng sau đó tăng 0,7 đến 1 g / tuần cho đến khi gần bình thường thiếu máu nên được điều chỉnh trong vòng 2 tháng.
Ngoài việc bổ sung sắt và điều chỉnh liều lượng tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của tưng cá nhân, cần bổ sung sắt qua chế độ ăn uống. Một nguồn sắt tốt trong các thực phẩm như gan, thận, thịt bò, trái cây sấy, đậu hà lan khô, quả hạnh nhân, rau lá màu xanh đậm và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh nướng xốp, ngũ cốc và thanh dinh dưỡng là một trong những thực phẩm có hàm lượng sắt cao nhất. Yếu tố thuận lợi cho hấp thu sắt cho cơ thể là khi có sự hiện diện của các yếu tố tăng cường trong chế độ ăn uống, đặc biệt là vitamin C, thịt, cá, và gia cầm.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.