Thuốc hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ có những rủi ro nào?

Đối với hàng triệu phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc thụ thai, thuốc hỗ trợ sinh sản là bước đầu tiên trong điều trị, chúng thúc đẩy quá trình rụng trứng. Tùy theo nguyên nhân gây hiếm muộn, phụ nữ có thể dùng một số loại thuốc để khắc phục tình trạng này.

1. Những loại thuốc hỗ trợ sinh sản phổ biến cho phụ nữ hiếm muộn

Hàng tháng, hormone kích thích nang noãn ở tuyến yên phụ nữ sẽ được tiết ra. Nhờ đó, một nang noãn của buồng trứng trưởng thành dần cho đến lúc một hoặc hai nang đạt tới độ chín. Khi đó, để nang noãn nào "chín" nhất, to nhất vỡ ra, giải phóng tiểu noãn (thường gọi là trứng), tuyến yên lại tiết ra hormone LH. Trứng sẽ di chuyển vào vòi trứng. Muốn thụ thai, tinh trùng phải kết hợp với trứng ở đây.

Rối loạn về phóng noãn, gồm cả rối loạn kinh nguyệt hay vô kinh do thiếu hụt hay mất cân đối về hormone là nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ. Ngày nay, nhiều thuốc hỗ trợ sinh sản đã giúp điều trị có kết quả các trường hợp này.

Các loại thuốc hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ thường kích thích phóng noãn bằng cách mô phỏng tác động của FSH và LH tự nhiên, bao gồm:

Clomiphene hoạt động bằng cách kích thích các hormone trong não của bạn, kích thích một (hoặc một số) trứng phát triển và được giải phóng khỏi buồng trứng của bạn. Thuốc ngăn chặn tác dụng của hormone estrogen nhằm đánh lừa cơ thể để tăng mức độ của hai loại hormone cần thiết cho sự rụng trứng. Hai loại hormone đó là: Hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinising (LH). FSH làm cho trứng chín và sẵn sàng để rụng. LH kích hoạt giải phóng một hoặc nhiều trứng chín, sau khi rụng chúng sẽ di chuyển xuống các ống dẫn trứng để sẵn sàng thụ tinh với tinh trùng. Thông thường, clomiphene được dùng dưới dạng viên trong 5 ngày đầu chu kỳ và trong tối đa 6 tháng.


Rối loạn phóng noãn là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ
Rối loạn phóng noãn là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ

  • Gonadotropins kích thích buồng trứng của bạn trực tiếp để sản xuất (hoặc một số) trứng. Hormone luteinising (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) là các loại hormone mà gonadotropins tác động. FSH và LH trực tiếp kích thích buồng trứng sản xuất và làm chín trứng. Gonadotropins thường được sử dụng cho những phụ nữ mắc PCOS chưa thích ứng được với các loại thuốc khác hoặc cho những phụ nữ sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Có thể tiêm FSH và LH trong vòng từ 10 đến 12 ngày. Điều này làm cho buồng trứng bắt đầu phát triển và hoàn thiện nang trứng.

Bác sĩ sẽ tiêm gonadotropin sau khi tiêm mũi cuối cùng của một loại hormone khác gọi là gonadotropin màng đệm ở người (hCG).

HCG sẽ khiến trứng vừa phát triển mau chín. Trứng chín sẽ được giải phóng ra ngoài cơ thể hoặc tách ra khỏi buồng trứng với một quy trình nhỏ nếu mẹ sử dụng IVF.

Lh kích thích nang giải phóng trứng. HCG đảm bảo nang trứng ở trong điều kiện thích hợp nhất để rụng trứng và sản xuất progesterone cần thiết để duy trì thai kỳ.

Một số phụ nữ cần kết hợp các thuốc này với phương pháp thụ tinh trong tử cung (IUI) hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Những người đang trong tiến trình thụ tinh IVF cũng có thể dùng các loại thuốc hỗ trợ mang thai khác để hình thành lớp lót tử cung khi đậu thai và ngăn ngừa buồng trứng phóng thích trứng sớm.

2. Thuốc hỗ trợ sinh sản phát huy hiệu quả khác nhau tùy vào từng đối tượng

Điều này phụ thuộc vào cơ thể và nguyên nhân người phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai. Ví dụ, phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) thường phản ứng tốt với Clomiphene, nhưng với phụ nữ không bị PCOS thì phải uống thuốc kê toa Metformin giúp hỗ trợ rụng trứng.


Thuốc hỗ trợ sinh sản phát huy hiệu quả khác nhau tùy vào từng đối tượng
Thuốc hỗ trợ sinh sản phát huy hiệu quả khác nhau tùy vào từng đối tượng

Một số phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường phản ứng tốt khi kết hợp 2 loại thuốc là Metformin và Clomiphene. Những phụ nữ bị tăng prolactin máu - có quá nhiều hormone prolactin trong máu cũng là nguyên nhân cản trở sự rụng trứng. Để có thể thụ thai được, những người phụ nữ này nên dùng Bromocriptine hoặc Cabergoline để phục hồi rụng trứng.

3. Rủi ro khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản

Nhiều loại thuốc trong số này đã được sử dụng một cách an toàn và thành công trong hơn 40 năm qua. Nhưng giống như các phương pháp điều trị sinh sản khác, những loại thuốc này có thể làm tăng cơ hội thụ thai gấp bội - và phụ nữ mang đa thai thì nguy cơ biến chứng càng cao , bao gồm sảy thai và chuyển dạ sinh non. Khoảng 10% phụ nữ dùng clomiphene mang đa thai (chủ yếu là sinh đôi), và khoảng 30% phụ nữ dùng gonadotropins mang đa thai (hầu hết là sinh đôi).

Bên cạnh đó, cũng như các loại thuốc khác bên cạnh tác dụng chính cả hai thuốc Clomiphene và Gonadotropin đều có một số tác dụng phụ không muốn có thể xảy ra.

Phần lớn chị em đều có phản ứng tốt với Clomiphene. Song một số trường hợp có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như:

  • Tâm trạng bồn chồn, người nóng bừng
  • Chất nhầy cổ tử cung dày và khô
  • Đau vùng xương chậu
  • Nhẹ vú, U nang buồng trứng
  • Buồn nôn, nhức đầu
  • Trầm cảm nhẹ
  • Mắt mờ hay song thị (tình trạng này thường ít phổ biến).

Sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn
Sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn

Một số tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Gonadotropin như:

  • Đau vùng chậu dữ dội
  • Sưng phù chân và tay
  • Đau bụng, tiêu chảy, khó thở
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Đau đầu, cảm thấy bồn chồn hay cáu kỉnh
  • Sưng phù nhẹ, đau hoặc sưng vú
  • Tăng cân, trầm cảm
  • Đau, sưng hoặc kích ứng nơi tiêm thuốc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe