Trẻ 1 tuổi bị tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ thiếu hụt về cân nặng và chiều cao mà còn bị hạn chế sức đề kháng cũng như những phát triển về trí tuệ, tư duy... Việc phòng ngừa, khắc phục sớm tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ khá quan trọng ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều trong cuộc sống tương lai. Thiết lập thực đơn cân bằng hợp lý giúp trẻ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.
1. Các vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ 1 tuổi
Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em đối với trẻ 1 tuổi được biết đến như sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng của trẻ, từ đó dẫn đến sự phát triển về thể chất, tư duy của trẻ cũng vì thế mà hạn chế. Hơn nữa, hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng cũng như sự chống chọi của trẻ đối với môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nhất của những đứa trẻ này thường có ngoại hình gầy gò, chiều cao thấp hơn so với tuổi của trẻ hơn nữa, thể lực cũng như khả năng học tập của trẻ rất kém.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ có thể kể tới bao gồm:
- Chăm sóc dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ chưa hợp lý: trẻ không được nuôi đúng phương pháp như không được bú sữa mẹ đầy đủ, trẻ ăn bổ sung không hợp lý hoặc có thể do các bà mẹ không chăm sóc tốt trong giai đoạn thai kỳ.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn kéo dài trong đó có tình trạng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hoá gây rối loạn tiêu hoá và thậm chí biến chứng của tình trạng này có thể như bệnh viêm phổi, sởi, lỵ hoặc bé suy dinh dưỡng biếng ăn...
- Trong một số trường hợp trẻ bị sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai ngay từ trong bụng mẹ hơn nữa có thể trẻ còn mắc một số bệnh bẩm sinh.
Suy dinh dưỡng ở trẻ có các cấp độ khác nhau và sẽ được chia thành 3 độ với các tiêu chuẩn theo cân nặng và độ tuổi của trẻ: suy dinh dưỡng độ 1 sẽ cho thấy trọng lượng của trẻ còn 90% so với lứa tuổi hiện tại của trẻ. Suy dinh dưỡng độ 2 sẽ cho thấy trọng lượng của trẻ em còn 75% so với tuổi hiện tại của trẻ. Và suy dinh dưỡng độ 3 ở trẻ có thể thấy được trọng lượng cơ thể của trẻ chỉ còn dưới 60% so với tuổi hiện tại của trẻ.
Cha mẹ của trẻ có thể dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng chẳng hạn như trẻ không lên cân hoặc giảm cân liên tục, cánh tay và cơ thịt bị nhão, và teo mỡ, da xanh, tóc thư dụng gãy, ăn kém hay bị rối loạn tiêu hoá,... Nếu trường hợp trẻ suy dinh dưỡng nặng có thể kèm theo phù hoặc teo đét và kèm theo cả các triệu chứng của thiếu vitamin và khoáng chất chẳng hạn như bệnh quáng gà, thiếu máu do thiếu sắt...
2. Thiết lập khẩu phần ăn giúp trẻ cải thiện tình trạng dinh dưỡng
Với mục đích nhằm giúp trẻ 1 tuổi suy dinh dưỡng bắt kịp với đà tăng trưởng cũng như những phát triển bình thường, trẻ cần được tăng năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ đủ cả về số lượng và chất lượng. Theo đó, chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo việc lựa chọn đủ 4 nhóm thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho khẩu phần ăn hợp lý của trẻ 1 tuổi suy dinh dưỡng:
- Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì... giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho cơ thể của trẻ
- Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp chất béo bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai... giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể trẻ có làn da căng mịn, đồng thời giúp hấp thu vitamin tan trong dầu và phát triển tế bào não cùng hệ thần kinh
- Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp protein cần thiết cho cơ thể bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, ếch... nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường.
- Nhóm thực phẩm chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín... giúp cung cấp vitamin và chất khoáng nhằm điều hoà các chức năng của cơ quan hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn sữa cho trẻ suy dinh dưỡng 1 tuổi.
Nguyên tắc cho trẻ suy dinh dưỡng ăn cần đáp ứng được các tiêu chí:
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, và cứ 2 giờ cho trẻ ăn một lần
- Cha mẹ thực hiện cho trẻ ăn từ loãng đến đặc nhằm phù hợp với độ tuổi của trẻ giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn. Cha mẹ có thể thực hiện cho trẻ ăn cháo từ tỷ lệ cháo nước 1/10 và tăng dần đến cơm nát từ ít đến nhiều
- Cha mẹ cần thực hiện tăng dần lượng protein và calo trong khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 1 tuổi
- Cha mẹ nên tạo không khí thoải mái cho trẻ khi thực hiện bữa ăn, tránh tình trạng gây áp lực khi ăn cho trẻ làm cho trẻ sợ hãi và hoảng sợ mỗi lần thực hiện bữa ăn, đôi khi có thể gây cho trẻ chán ăn, biếng ăn.
- Cha mẹ cần thực hiện nhằm tăng đậm độ năng lượng cho bữa ăn của trẻ bằng cách thêm enzyme từ các hạt nảy mầm để làm loãng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn cho trẻ 1 tuổi.
3. Các xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 1 tuổi
Để xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 1 tuổi cha mẹ cần thực hiện lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng hiện tại của trẻ. Một số thực phẩm nên sử dụng bao gồm: gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá, trứng, Sữa bột giàu năng lượng, dầu mỡ, các loại rau xanh và quả chín...Ngoài ra, trẻ còn được cho ăn bổ sung các thực phẩm khác giàu vi chất dinh dưỡng như các loại vitamin, chất khoáng, ...
Cha mẹ hãy cung cấp cho trẻ 3 đến 4 bữa ăn chính bao gồm cháo hoặc súp với yêu cầu phải đủ 4 nhóm thực phẩm ở trên. Để cung cấp đủ được các nhóm dinh dưỡng này cha mẹ nên chuẩn bị lượng thực phẩm phù hợp cho trẻ 1 tuổi bao gồm 100 gam đến 150 gam gạo, 100 gam đến 120 gam thịt/cá/tôm... và 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần, 50 gam đến 100 gam rau xanh, 30 gam đến 40 gam dầu hoặc mỡ
Sữa ở giai đoạn này cũng khá quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế trẻ cũng nên được cho bú khoảng 700ml đến 800ml sữa mỗi ngày hoặc sử dụng sữa công thức.
Thực đơn gợi ý cho trẻ suy dinh dưỡng 1 tuổi: thời gian thực hiện bắt đầu từ 6h sáng đến 20 giờ
Thứ 2 và thứ 4:
6h: Bú mẹ hoặc sữa ngoài với hàm lượng khoảng 200ml
8h : Cháo thịt lợn nấu cùng với rau dền
10h: Cho trẻ ăn 1⁄2 đến 1 quả chuối tiêu
12h: Cháo cua nấu với rau mồng tơi
14h: Cho trẻ uống nước cam với hàm lượng 50 gam đến 100 gam can và 5 gam đường
16h: Cho trẻ ăn cháo cá nấu với rau cải
20h: Cho trẻ ăn cháo tôm nấu với nấm hương và su hào.
21h đến sáng hôm sau: Bú mẹ hoặc sử dụng sữa ngoài
Thứ 3 và thứ 5
6h: Bú mẹ hoặc sữa ngoài với hàm lượng khoảng 200ml
8h : Cháo thịt gà nấu cùng với rau ngót
10h: Cho trẻ ăn 100 gam đến 200 gam đu đủ
12h: Cho trẻ ăn súp thịt bò cùng với khoai tây và cà rốt
14h: Cho trẻ ăn 60 gam đến 80 gam sữa chua
16h: Cho trẻ ăn cháo thịt lợn nấu với rau ngót
20h: Cho trẻ ăn súp đậu xanh cùng với bí đỏ và sữa
21h đến sáng hôm sau: Bú mẹ hoặc sử dụng sữa ngoài
Thứ 6 và Chủ nhật
6h: Bú mẹ hoặc sữa ngoài với hàm lượng khoảng 200ml
8h : Cháo thịt bò nấu cùng với khoai tây và cà rốt
10h: Cho trẻ ăn 100 gam đến 200 gam nho
12h: Cho trẻ ăn cháo tôm nấu cùng bí xanh
14h: Cho trẻ uống nước cam với hàm lượng 50 gam đến 100 gam can và 5 gam đường
16h: Cho trẻ ăn cháo thịt gà nấu với bí đỏ
20h: Cho trẻ ăn cháo cá nấu với rau cải
21h đến sáng hôm sau: Bú mẹ hoặc sử dụng sữa ngoài
Thứ 7
6h: Bú mẹ hoặc sữa ngoài với hàm lượng khoảng 200ml
8h : Cháo trứng nấu cùng với cà chua
10h: Cho trẻ ăn 100 gam đến 200 gam xoài
12h: Cho trẻ ăn cháo lươn nấu với su su
14h: Cho trẻ uống nước cam với hàm lượng 50 gam đến 100 gam can và 5 gam đường
16h: Cho trẻ ăn súp cua biển và phô mai
20h: Cho trẻ ăn cháo sườn heo nấu với hạt sen và bí đỏ
21h đến sáng hôm sau: Bú mẹ hoặc sử dụng sữa ngoài
Ngoài chế độ ăn hoàn chỉnh, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong