Thông tin về Pirenoxine thuốc nhỏ mắt

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mù lòa. Hoạt chất Pirenoxine có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hiện nay có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt chất này có tác dụng rất tốt đối với bệnh, giúp bệnh nhân cải thiện độ mờ của thủy tinh thể.

1. Thuốc Pirenoxine là thuốc gì?

Thuốc Pirenoxine là một loại thuốc kê đơn, chỉ sử dụng theo đơn của bác sĩ sau khi bệnh nhân đã được thăm khám đầy đủ. Thuốc Pirenoxine thuốc nhỏ mắt thường được bào chế với nồng độ dược chất Pirenoxine là 0,05mg/ml đối với dạng hỗn dịch nhỏ mắt, hoặc viên nén chứa 0,75mg Pirenoxine kèm lọ dung môi 15ml để hòa tan thành thuốc nhỏ mắt.

2. Pirenoxine thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh gì?

Thuốc Pirenoxine được chỉ định để phòng ngừa và điều trị trong giai đoạn sớm các trường hợp bệnh lý sau đây:

3. Cơ chế tác dụng của thuốc Pirenoxine

Hiện nay có nhiều lý thuyết khác nhau về sự phát triển bệnh sinh của bệnh đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi, tuy nhiên cơ chế thống nhất chung vẫn chưa được giải thích rõ. Chế phẩm Pirenoxine thuốc nhỏ mắt đã được triển khai dựa trên lý thuyết Quinoid do Ogino đề xuất từ năm 1957, lý thuyết này đã được thừa nhận là có công hiệu trong điều trị đục thủy tinh thể trên thực tế lâm sàng.

Theo lý thuyết Quinoid (của Ogino đề xuất), tình trạng đục thủy tinh thể ở người xảy ra khi các protein hòa tan trong thủy tinh thể bị biến chất và trở thành không hòa tan, hiện tượng này gây ra bởi các quinoid tạo thành do sự trục trặc của quá trình chuyển hóa các acid amin vòng (tryptophan, thyroxine...). Do đó, thuốc Pirenoxine điều trị đục thủy tinh thể sẽ hoạt động thông qua cơ chế như sau:

  • Thuốc Pirenoxine làm ổn định chức năng của màng thủy tinh thể bằng cách ngăn chặn sự oxy hóa gốc -SH, từ đó giúp duy trì tính thẩm thấu của vỏ bọc (capsule) và chức năng trao đổi cation của màng thủy tinh thể ở mắt;
  • Thuốc Pirenoxine giúp ngăn chặn sự biến đổi protein hòa tan trong thủy tinh thể trở thành protein không hòa tan.
  • Thuốc Pirenoxine giúp đối kháng hiện tượng oxi hóa tryptophan của thủy tinh thể dưới ảnh hưởng của tia tử ngoại.
  • Thuốc Pirenoxine ức chế peroxyde hóa lipid, ngăn không cho kết hợp với protein của thủy tinh thể nhờ tính khử oxy mạnh.
  • Thuốc Pirenoxine ức chế tác dụng của aldose reductase trong quá trình biến đổi glucose thành sorbitol có trong thủy tinh thể.
  • Ngoài ra thuốc Pirenoxine còn tương tranh với coenzyme NADPH trong chu trình biến đổi glucose sang sorbitol.

4. Liều lượng và cách sử dụng Pirenoxine thuốc nhỏ mắt

Lắc kỹ thuốc Pirenoxine trước khi dùng do thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch nhỏ mắt. Thông thường, liều dùng thuốc Pirenoxine mỗi lần là: nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt, 3 - 5 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ. Đối với thuốc dạng viên nén hòa tan trong dung dịch, bệnh nhân cần cho viên thuốc vào dung môi rồi lắc cho tan đều, nhỏ mỗi lần 1-2 giọt, nhỏ 5 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Pirenoxine ngay sau khi nhỏ tại chỗ, pH của chế phẩm thuốc Pirenoxine sẽ trở thành tương đương với pH của nước mắt, các hạt treo của thuốc Pirenoxine được hòa tan nhanh trong nước mắt (khoảng 10 giây) và bắt đầu phát huy tác dụng.

Thuốc chỉ dùng theo đơn của bác sĩ theo đường dùng là nhỏ vào mắt, nếu cần thêm thông tin về thuốc Pirenoxine, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Thuốc Pirenoxine không được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Khi dùng thuốc Pirenoxine không được chạm trực tiếp đầu lọ thuốc vào mắt để tránh nhiễm bẩn thuốc.

Thuốc Pirenoxine có thể sử dụng hàng ngày và trong một thời gian dài tuy nhiên, vẫn cần có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc Pirenoxine có thể xảy ra.

Không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt Pirenoxine sau khi mở nắp 1 tháng.

5. Tác dụng phụ của thuốc Pirenoxine

Thuốc Pirenoxine không độc và rất ít khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ rất nhỏ bệnh nhân dùng thuốc Pirenoxine có thể có viêm giác mạc nông lan tỏa, viêm bờ mi, xung huyết kết mạc, xót hay ngứa, nhìn mờ, gỉ mắt, chảy nước mắt, đau mắt, cảm giác không bình thường ở mắt, cảm giác có vật lạ ở mắt.... Khi một trong những triệu chứng không mong muốn trên xảy ra, cần ngưng thuốc Pirenoxine ngay lập tức.

Thuốc Pirenoxine có thể gây ra phản ứng quá mẫn cảm: Viêm bờ mi, viêm da tiếp xúc.

Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc Pirenoxine. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng với thuốc Pirenoxine, cần tiến hành điều trị hỗ trợ: dùng thuốc epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid...

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pirenoxine

  • Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Pirenoxine được ghi trên bao bì sản phẩm trước khi sử dụng, chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nếu còn thắc mắc vể thuốc Pirenoxine.
  • Thuốc Pirenoxine tương đối an toàn đối với người lái xe và vận hành máy móc vì thuốc Pirenoxine không gây ra những tác động ảnh hưởng đến sự tập trung của những đối tượng nói trên.
  • Bệnh nhân nên tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc Pirenoxine và đeo lại sau khoảng 15 phút, do trong thành phần thuốc Pirenoxine nhỏ mắt thường có chứa Benzalkonium clorid, thành phần này có thể bị hấp thu vào trong kính áp tròng gây kích ứng mắt và làm mất màu của kính.
  • Chưa có nhiều dữ liệu an toàn về việc sử dụng thuốc Pirenoxine cho các đối tượng này, do đó không khuyến cáo sử dụng Pirenoxine để đảm bảo an toàn cho thai nhi và trẻ bú mẹ.
  • Bảo quản v ở những nơi mát mẻ, cao ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, không để sản phẩm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vì điều này có thể gây hỏng sản phẩm.
  • Vặn chặt nắp lọ thuốc Pirenoxine sau khi sử dụng, tránh để thuốc Pirenoxine tiếp xúc với không khí quá lâu khi chưa vặn nắp vì có thể nhiễm phải nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm cho người sử dụng.

Tóm lại, Pirenoxine thuốc nhỏ mắt là một sản phẩm dùng trong bệnh đục thủy tinh thể. Lưu ý đây là một loại thuốc kê đơn, chỉ sử dụng theo đơn của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng Pirenoxine thuốc nhỏ mắt, tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe