Thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt

Tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai là một phương pháp hiệu quả giúp các cặp vợ chồng tăng cơ hội thụ thai tự nhiên. Phương pháp này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn mang lại nhiều lợi ích, giúp các cặp vợ chồng chủ động hơn trong việc mang thai và đảm bảo kế hoạch sinh đẻ theo ý muốn.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Từ khi bắt đầu dậy thì cho đến lúc mãn kinh, phụ nữ sẽ trải qua một chu kỳ sinh lý tự nhiên gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu định kỳ ở tử cung là do tình trạng sụt giảm đột ngột nồng độ estrogenprogesterone.

Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và có trật tự của hệ thống nội tiết sinh sản bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng mà chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ diễn ra đều đặn. Khi quá trình này gặp vấn đề sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Bên cạnh đó, tình trạng thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng dẫn đến nhiều biến đổi sinh lý khác trên cơ thể như:  

  • Mặt nổi nhiều mụn trứng cá.
  • Ngực sưng và đau nhức.
  • Thân nhiệt tăng.
  • Thường xuyên đau bụng, trướng bụng, táo bón, ...
  • Chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn bình thường.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Tính khí thay đổi, dễ kích thích, dễ sợ và lo lắng. 
Đau bụng dưới là một trong các biểu hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng dưới là một trong các biểu hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện từ tuổi dậy thì (khoảng 12 - 17 tuổi hoặc có thể sớm hơn) và kéo dài đến hết tuổi mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi).  

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia thành hai chu kỳ nhỏ: chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung. Mỗi chu kỳ diễn ra những biến đổi riêng biệt tại các cơ quan sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Kỳ kinh bắt đầu từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng ra máu là do sự suy giảm hormone dẫn đến bong tróc lớp nội mạc tử cung. Sau khi kết thúc ngày ra máu cuối cùng, lượng hormone estrogen sẽ tăng dần, làm dày lớp nội mạc tử cung bong ra và kích thích nang trứng phát triển.

Trong giai đoạn này, một số nang trứng sẽ phát triển hơn những nang trứng khác. Các nang trứng này đợi lượng hormone LH tăng đột biến để giải phóng trứng, xảy ra quá trình rụng trứng.

Sau khi trứng rụng, nồng độ hormone progesterone sẽ tăng cao trong vòng 24 giờ. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong biến đổi nội mạc tử cung, giúp phôi thai làm tổ hay còn gọi là quá trình thụ thai.

Tuy nhiên, nếu phôi thai không thể làm tổ ở nội mạc tử cung hoặc quá trình thụ tinh không xảy ra thì cả hai hormone estrogen và progesterone đều giảm mạnh để chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh, đánh dấu ngày cuối cùng trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Thời điểm rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa tháng, thường là ngày 14 hoặc 15 của chu kỳ kinh nguyệt.  

Đối với quá trình thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia thành 3 giai đoạn: an toàn tương đối, nguy hiểm và an toàn tuyệt đối. Dưới đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai:

2.1 Thời điểm dễ thụ thai:

Thời điểm dễ thụ thai được tính từ ngày rụng trứng cộng hoặc trừ thêm 5 ngày trước và sau đó. Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ngày rụng trứng thường rơi vào giữa tháng, cụ thể là ngày thứ 14 hoặc 15 của chu kỳ. Do đó, khoảng thời gian từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 được xem là giai đoạn vàng để thụ thai. Khi quan hệ trong giai đoạn này, khả năng có thai lên đến 90%.

Đối với những cặp đôi khao khát có con, đây chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu hành trình làm cha mẹ. Tuy nhiên, nếu chưa sẵn sàng, các cặp vợ chồng nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong giai đoạn này.

2.2 Thời điểm tránh thai tương đối

Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày thứ 9) được xem là thời điểm ít khả năng mang thai khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để đảm bảo tránh thai hiệu quả, các cặp vợ chồng nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

2.3 Thời điểm không có khả năng có thai

Khoảng thời gian tránh thai tuyệt đối an toàn bắt đầu từ ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Thời điểm này trứng đã rụng, do đó chị em phụ nữ không thể có thai trong giai đoạn này. 

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai được nhiều cặp vợ chồng sử dụng.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai được nhiều cặp vợ chồng sử dụng.

3. Biện pháp giúp tăng khả năng thụ thai

Để cải thiện khả năng thụ thai, các cặp vợ chồng có thể xem xét các phương pháp sau:

3.1 Nhận tư vấn của bác sĩ sản khoa

Quá trình trao đổi cùng bác sĩ sản khoa sẽ giúp các cặp vợ chồng xác định thời điểm thụ thai lý tưởng, đồng thời sẽ được hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc hoặc thực hiện các biện pháp hỗ trợ tăng khả năng mang thai.

3.2 Thay đổi lối sống

Để tăng khả năng mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh, các cặp vợ chồng cần đảm bảo sức khỏe tốt trước khi mang thai, điều này đòi hỏi các cặp vợ chồng phải thay đổi trong lối sống theo hướng tích cực hơn.

Người vợ nên:  

  • Tránh hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
  • Bổ sung axit folic.
  • Tăng cường rèn luyện sức khỏe.

Người chồng nên:

  • Duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai.

3.3 Tránh căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái  

Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai. Do đó, các cặp vợ chồng cần duy trì tinh thần thoải mái và hạn chế căng thẳng thần kinh trong giai đoạn thụ thai.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp các cặp vợ chồng tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai tương đối chính xác, góp phần nâng cao tỷ lệ mang thai tự nhiên. Hơn nữa, để có một thai kỳ khỏe mạnh, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị sức khỏe tốt nhất bằng cách duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Ngoài ra, để có một thai kỳ khỏe mạnh, các cặp vợ chồng nên cùng nhau kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai từ 3 đến 5 tháng

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng trước khi mang thai, đặc biệt là ngừa rubella - căn bệnh cực kỳ nguy hiểm trong giai đoạn thai kỳ.
  • Thực hiện xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai.
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa để đề phòng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai, đặc biệt là những người chưa từng mang thai, cần kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng vì ở độ tuổi này nguy cơ gặp các biến chứng thường cao hơn, gồm: suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn. 
Các cặp vợ chồng có thế nhờ đến bác sĩ tư vấn tính ngày thụ thai.
Các cặp vợ chồng có thế nhờ đến bác sĩ tư vấn tính ngày thụ thai.

Người chồng nên:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe