Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, bởi đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non và sinh con nhẹ cân. Đặc biệt, thiếu máu khi mang thai còn đe dọa tính mạng của người mẹ trong quá trình chuyển dạ. Chính vì vậy, việc bổ sung sắt và chế độ dinh dưỡng tốt, tránh thiếu máu khi mang thai có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe mẹ, trẻ sơ sinh và cả thai kỳ tiếp theo.

1. Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Thiếu máu khi mang thai có sao không” là vấn đề mà bất kỳ sản phụ nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng “mang thai bị thiếu máu có sao không” còn tùy thuộc vào mức độ cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Các ảnh hưởng của hiện tượng thiếu máu khi mang thai như sau:

  • Ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh và tử vong mẹ

Nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng thiếu máu khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh và bệnh tật cao hơn cho người mẹ. Trong quá trình chuyển dạ và hậu sản, người mẹ bị thiếu máu sẽ giảm khả năng chịu đựng các tác động xấu khi mất máu quá nhiều, tăng nguy cơ nhiễm trùng và suy kiệt.

Khoảng 1⁄3 các trường hợp là bị thiếu máu khi mang thai chính là thiếu axit folic và 2⁄3 sản phụ bị giun móc.

  • Ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh

Mối quan hệ giữa thiếu máu trong quá trình mang thai và cân nặng khi sinh của trẻ đã được khẳng định qua nhiều báo cáo.

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan tiêu cực giữa ferritin huyết thanh của mẹ và cân nặng khi sinh cũng như mối liên quan tích cực với sinh non. Những phát hiện đồng thời còn cho thấy mẹ bị thiếu máu dễ bị nhiễm trùng hậu sản, con nhiễm trùng sơ sinh.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh

Sức khỏe của trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng nhất định là câu trả lời cho thắc mắc “thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không”. Theo đó, trong giai đoạn đầu chuyển dạ, nồng độ hemoglobin của người mẹ cao hơn có tương quan với điểm Apgar tốt hơn và với nguy cơ sinh ngạt thấp hơn. Tương ứng, hiện tượng thiếu máu khi mang thai làm giảm lượng hemoglobin trong máu, tăng chỉ số Apgar và thai nhi đối diện với nhiều nguy cơ khi bước vào quá trình chuyển dạ.

Do đó, các chương trình cộng đồng điều trị bằng sắt đối với phụ nữ mang thai cho thấy giảm nguy cơ thiếu máu hơn hẳn nhóm không được điều trị. Sức khỏe trẻ sơ sinh cũng gián tiếp được cải thiện, giảm các biến chứng chu sinh, sinh non.


Thiếu máu khi mang thai có sao không là vấn đề mà bất kỳ sản phụ nào cũng quan tâm.
Thiếu máu khi mang thai có sao không là vấn đề mà bất kỳ sản phụ nào cũng quan tâm.

2. Thiếu máu khi mang thai có thể ngăn ngừa được không?

Dinh dưỡng tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai. Do đó, sản phụ được khuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao (chẳng hạn như rau lá xanh đậm, thịt đỏ, ngũ cốc tăng cường, trứng và đậu phộng) có thể giúp đảm bảo rằng cơ thể luôn được duy trì nguồn cung cấp sắt cần thiết để hoạt động bình thường.

Song song đó, bác sĩ sản khoa cũng sẽ kê đơn các loại vitamin để đảm bảo rằng sản phụ có đủ sắtaxit folic với nhu cầu cần đảm bảo là ít nhất 27 mg sắt mỗi ngày.

Tuy nhiên, bản thân sản phụ cũng có những hiểu biết nhất định, chủ động tham vấn với bác sĩ về nguy cơ thiếu máu và đảm bảo đã được kiểm tra trong lần đầu thăm khám tiền sản. Bên cạnh đó, xét nghiệm công thức máu từ bốn đến sáu tuần sau khi sinh cũng cần được chỉ định, nhất là trong các trường hợp mất máu nhiều khi chuyển dạ. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể được xác định, sản phụ có thể được giới thiệu đến bác sĩ huyết học, bác sĩ chuyên các bệnh lý về máu, để có những điều chỉnh phù hợp về lâu dài.

Tóm lại, hiện tượng thiếu máu khi mang thai là một mối đe dọa đối với sức khỏe của sản phụ, bào thai và cả trẻ sơ sinh. Với nhiều bằng chứng về lợi ích bổ sung sắt, phát hiện cũng như điều chỉnh thiếu máu khi mang thai, sức khỏe của mẹ và bé được bảo vệ tốt hơn, phòng tránh những biến chứng chu sinh cho trẻ trong những năm tháng đầu thời, giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ trong thai kỳ sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe