Theo dõi chuyển dạ với sản phụ có sẹo mổ ở tử cung

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Vỡ tử cung là tai biến sản khoa hiếm gặp nhưng nguy hiểm, khiến tử cung của mẹ bị rách nên thai nhi rơi vào trong ổ bụng. Hậu quả là mẹ chảy máu nặng và trẻ có thể bị ngạt thở. Phần lớn tình trạng này xảy ra ở phụ nữ có sẹo mổ tử cung từ lần sinh mổ trước hoặc sẹo do các loại phẫu thuật tử cung khác.

1. Nguyên nhân vỡ tử cung do sẹo mổ ở tử cung

Trong quá trình bà bầu chuyển dạ, do áp lực trong ổ bụng tăng lên khi thai nhi di chuyển từ tử cung đến đường âm đạo. Áp lực này có thể khiến tử cung của mẹ rách. Thông thường, vết rách này sẽ xé rách vết sẹo của lần mổ lấy thai trước đó hoặc phẫu thuật diễn ra ở tử cung. Khi xảy ra vỡ, tất cả các những gì có trong tử cung sẽ chạy vào trong ổ bụng của mẹ nội, bao gồm cả thai nhi.

Đó là lý do tại sao các bác sĩ có thể khuyên những phụ nữ đã sinh mổ lần trước nên tránh sinh thường trong lần mang thai sau này. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể sinh con bằng đường âm đạo, nhưng đây sẽ là yếu tố nguy cơ cao và cần được theo dõi chặt chẽ.


Vỡ tử cung có thể xảy ra trong quá trình bà bầu chuyển dạ
Vỡ tử cung có thể xảy ra trong quá trình bà bầu chuyển dạ

2. Theo dõi sản phụ có sẹo mổ ở tử cung

Cách duy nhất để ngăn ngừa vỡ tử cung do sẹo tử cung là sinh mổ. Tuy nhiên, sản phụ vẫn có thể chọn sinh thường nhưng sản phụ cần thảo luận với bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất cho sản phụ và em bé. Do đó, bác sĩ cần nắm rõ được tiền sử thai sản, cách phẫu thuật của lần sinh mổ trước và theo dõi chặt chẽ tình trạng thai kỳ lần này để tiên lượng liệu sản phụ có thể sinh thường hay không.

Vì vậy, bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào có thể được thực hiện thì sản phụ nên thực hiện để ngăn ngừa vỡ tử cung. Điều này phải bắt đầu ngay cả trước khi mang thai đầu tiên ở các sản phụ trước kia có phẫu thuật ở tử cung do bóc nhân xơ, tai nạn ở tử cung.

Sản phụ nên:

  • Mang thai trước tuổi 30.
  • Nên lựa chọn sinh mổ nếu được bác sĩ chỉ định
  • Tránh mang thai trong vòng 2 năm sau khi sinh mổ.
  • Tuân thủ đúng lịch khám thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ.
  • Nếu có các triệu chứng bất thường nào, như đau bụng đột ngột, thai nhi giảm cử động... thì cần liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
  • Mặc dù ngày dự kiến sinh đã đến nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ thì sản phụ vẫn phải đến bệnh viện để được theo dõi.

Bác sĩ nên:

  • Xác định liệu sản phụ có nguy cơ vỡ tử cung cao hay không.
  • Sử dụng siêu âm để đánh giá tình trạng của tử cung.
  • Thông báo và tư vấn cho người mẹ các thông tin chi tiết về tình trạng và rủi ro có thể gặp phải của các sinh thường và sinh mổ để giúp sản phụ đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
  • Theo dõi nhịp tim thai và cử động của thai nhi.
  • Chẩn đoán và điều trị kịp thời bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, như vỡ tử cung.

Để tránh vỡ tử cung do sẹo mổ, mẹ bầu nên chọn phương pháp sinh mổ an toàn
Để tránh vỡ tử cung do sẹo mổ, mẹ bầu nên chọn phương pháp sinh mổ an toàn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com; Rossfellercasey.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe