Thận hư ở trẻ có thể tái phát, hướng dẫn thử nước tiểu tại nhà để tự theo dõi

Trẻ em mắc hội chứng thận hư dù kiểm soát tốt triệu chứng, song không tránh khỏi những lúc thận hư tái phát trở lại. Chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư nên chú ý theo dõi trẻ hằng ngày.

1. Khả năng thận hư tái phát ở trẻ

Cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư có thể nhận thấy dấu hiệu thận hư tái phát khi phát hiện trẻ mất một lượng lớn protein qua nước tiểu trong 3 ngày liên tiếp. Vài trường hợp bệnh nhi có thể tái phát đến 2 - 3 lần hoặc hơn. Nếu trẻ bị tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể bắt đầu thêm thuốc kết hợp với prednisone để ngăn ngừa tái phát. Phối hợp thuốc được chỉ định dựa theo tình trạng bệnh của từng trường hợp cụ thể.

Điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý là chức năng thận trong tương lai của con có tốt hay không sẽ tùy thuộc vào sự đáp ứng với prednisone. Nếu trẻ đáp ứng tốt với prednisone (steroid) và thuyên giảm thì trẻ sẽ có khả năng chữa khỏi được hội chứng thận hư và có chức năng thận bình thường khi đến tuổi trưởng thành.

2. Hướng dẫn thử nước tiểu buổi sáng kiểm tra thận hư

Nếu biết cách kiểm tra thận yếu bằng việc thực hiện thử nước tiểu buổi sáng của con với que thử sẽ rất giúp ích trong việc theo dõi bệnh của con ngay tại nhà giúp phụ huynh biết được khi nào tình trạng protein niệu mất qua thận đã dừng lại và triệu chứng bệnh đạt được sự thuyên giảm khi điều trị với prednisone.

Nên thực hiện 1 - 2 ngày sau khi trẻ dùng prednisone khoảng 7 ngày, hoặc khi đã cải thiện biểu hiện phù. Khi kết quả thử nước tiểu ba ngày liên tiếp cho thấy không có protein trong nước tiểu hoặc vết, thì chứng tỏ bệnh đã đạt được sự thuyên giảm. Phát hiện sớm sự xuất hiện của protein niệu bằng que thử có thể giúp giảm tình trạng nặng của đợt tái phát bệnh.


Thử nước tiểu buổi sáng cho con dùng lọ chứa sạch không cần vô khuẩn
Thử nước tiểu buổi sáng cho con dùng lọ chứa sạch không cần vô khuẩn

Nếu phát hiện thấy con có dấu hiệu phù hoặc cảm lạnh, cha mẹ nên thử nước tiểu cho trẻ, bởi vì cảm lạnh có thể là điều kiện thuận lợi gây tái phát bệnh.

Trẻ bị tái phát hội chứng thận hư khi thử bằng que thử thấy chỉ số protein trong nước tiểu đạt mức 3+ trong 3 ngày liên tiếp. Tốt là nên kiểm tra nước tiểu bằng que thử cho trẻ mỗi tuần một lần hoặc 2 tuần một lần ngay cả khi tiên lượng trẻ diễn biến tốt.

Phụ huynh nên chuẩn bị một cuốn sổ ghi ngày, kết quả thử nước tiểu, liều dùng prednisone, tình trạng sức khỏe chung của con và mang theo mỗi khi thăm khám bác sĩ. Việc này sẽ giúp theo dõi sự đáp ứng với điều trị của con bạn. Đây là ví dụ cụ thể về cách theo dõi sau mỗi lần thử nước tiểu buổi sáng cho con tại nhà:

Ngày Kết quả protein trong nước tiểu Liều dùng Prednisone Chú thích
1/6/2019 N (âm tính) 10 mg Khỏe
2/6/2019 N (âm tính) Khỏe
3/6/2019 1+ (30 mg/dL) 10 mg Cảm lạnh
4/6/2019 2+ (100 mg/dL) Cảm lạnh và sốt

3. Cách chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư

3.1 Trẻ có cần chế độ ăn đặc biệt không?

Khi trẻ bị phù nhiều, nên tránh dùng thức ăn mặn và hạn chế cho muối khi nấu. Tuy nhiên, nếu trẻ dùng bữa ở trường thì việc bổ sung một lượng muối nhỏ sẽ không gây hại đáng kể.

Các trẻ bị hội chứng thận hư được khuyến khích sử dụng những thức ăn có năng lượng thấp, chẳng hạn như rau và hoa quả khi chúng đói, hơn là ăn các loại thức ăn có năng lượng cao như khoai tây chiên, bánh quy.

3.2 Trẻ có thể đến trường và chơi thể thao?

Việc cách ly trẻ, không cho đến trường học hoặc hạn chế hoạt động thể chất không thể ngăn cản được nguy cơ thận hư tái phát. Mặt khác, các hoạt động thể thao sẽ giúp cơ xương chắc khỏe hơn, vì vậy trẻ có thể lớn lên thành người trưởng thành khỏe mạnh bình thường.

Điều quan trọng là phụ huynh và nhà trường phải giáo dục cho trẻ để trẻ trở thành một người bình thường có thể kiếm sống và hỗ trợ tốt cho gia đình.

3.3 Có thể tiêm vắc xin?

Tất cả trẻ bị hội chứng thận hư nên tiêm tất cả loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tuy nhiên nên loại trừ những loại sau đây: vắc xin sống như thủy đậu, sởi, lao.

Các loại vắc xin này không nên tiêm cho trẻ trong thời gian điều trị với liều cao prednisone hoặc thời điểm trẻ đang điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác ngoài prednisone.

Để có thể tiêm phòng các vắc xin cho con, phụ huynh nên chờ một tháng sau khi dừng prednisone liều cao hoặc đã giảm xuống liều thấp. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi quyết định tiêm phòng cho con.


Trẻ bị hội chứng thận hư vẫn có thể tiêm các loại vắc xin phù hợp
Trẻ bị hội chứng thận hư vẫn có thể tiêm các loại vắc xin phù hợp

3.4 Khi nào nên đưa con khám bác sĩ?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu của thận hư tái phát, bao gồm bất kỳ các triệu chứng như: Sốt, đau bụng nhiều, phù nề hoặc đau tay chân, nôn ói hoặc tiêu chảy. Khi trẻ bị phù, các yếu tố quan trọng để bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng bị mất đi qua nước tiểu, do đó trẻ sẽ dễ mắc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nếu trẻ có hơn 3 ngày protein niệu đạt mức 3+, nghĩa là trẻ đã bị tái phát thận hư, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ cùng với kết quả thử nước tiểu. Thông thường, trẻ sẽ được bắt đầu lại với liều prednisone với liều 2 mg/kg/ngày. Đến khi trẻ thuyên giảm triệu chứng, thử que thử thấy protein trong nước tiểu hoặc vết âm tính trong 3 ngày, lúc đó trẻ mới có thể được giảm liều prednisone theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu kết quả cho thấy trẻ chỉ có protein niệu trong 1 - 2 ngày, nghĩa là sức khỏe trẻ bình thường, không có phù thì thường trẻ không cần phải dùng prednisone lại và hiện tượng này thường tự nó biến mất.

Nếu vô tình tiếp xúc với thủy đậu, trẻ có khả năng sẽ phát triển bệnh nặng lên. Vì vậy nên phụ huynh cần đưa con đến khám bác sĩ trong vòng 24h sau khi con tiếp tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.

4. Điều trị bằng phẫu thuật ghép thận và chạy thận

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai quả thận của trẻ. Phẫu thuật này sẽ giúp dừng tình trạng protein bị mất đi qua nước tiểu và hạn chế được nguy cơ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn như cục máu đông.


Chạy thận và ghép thận là một lựa chọn sau điều trị cho bệnh nhi bị thận hư tái phát
Chạy thận và ghép thận là một lựa chọn sau điều trị cho bệnh nhi bị thận hư tái phát

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cuộc sống của con sẽ phụ thuộc vào những phiên chạy thận nhân tạo từ độ tuổi rất sớm, cho đến khi trẻ được thực hiện ghép thận.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe