Mỗi năm, hàng trăm ngàn trẻ em bị nhiễm virus cúm. Một số đối tượng bị cúm có thể trở nên nghiêm trọng và phải nhập viện, một số thậm chí có nguy cơ bị tử vong.
1. Cúm là gì? Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cúm
Cúm là một virus truyền nhiễm phổ biến do các nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể người. Virus tấn công vào cơ thể người và bắt đầu phát triển. Mùa đông chính là mùa của cúm. Tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm cúm bất cứ lúc nào trong nào.
Nhiều chủng cúm tồn tại và các bác sĩ sẽ xác định các chủng virus phổ biến nhất mỗi năm nhằm sản xuất vắc xin. Vắc xin cúm là một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm cúm.
Cảm lạnh thông thường và cúm ban đầu có thể xuất hiện những triệu chứng giống nhau. Cả hai đều bị bệnh hô hấp và có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Nhưng virus gây ra 2 bệnh này lại khác nhau. Các triệu chứng sẽ cho chúng ta thấy được sự khác biệt.
Cả cảm lạnh và cúm đều có chung một vài triệu chứng phổ biến như:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Hắt xì
- Nhức mỏi cơ thể
- Mệt mỏi
Trên thực tế, các triệu chứng của cúm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của cảm lạnh.
Cảm lạnh hiếm khi gây ra tác động đến các tình trạng sức khỏe người bệnh hoặc các vấn đề khác nhưng cúm có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai, viêm phổi và nhiễm trùng huyết.
Uống thuốc trị cảm cúm kịp thời có thể làm giảm tác động của virus, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Nghỉ ngơi cũng có lợi cho những người bị cúm, giống như cảm lạnh, bệnh nhân mắc cúm cũng cần thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi.
2. Nguyên nhân gây bệnh cúm và các triệu chứng của cúm là gì?
Cúm được gây ra bởi một loại virus và có thể lây qua nhiều đường, như bạn có thể nhiễm virus từ một người tiếp xúc gần gũi với bạn bị cúm và hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.
Virus cũng có thể tồn tại trên đồ vật từ 2-8 giờ. Nếu bạn chạm vào đồ vật có virus như: Tay nắm cửa hay bàn phím, thì bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm virus. Khi bạn chạm tay vào đồ vật có chứa virus, nó có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi bạn cho tay vào miệng, mắt hoặc mũi.
Bạn cũng có thể bị cúm sau khi tiêm phòng nếu bạn tiếp xúc với một chủng virus khác. Có thể các triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn so với khi bạn chưa tiêm vắc xin.
Sau đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh cúm:
- Sốt: Hầu hết những người bị cúm đều khiến cơ thể người bệnh bị sốt. Hầu hết, cơn sốt có thể dao động từ 37,8 độ C tới 40 độ C. Trẻ em luôn bị sốt cao hơn người lớn, chính vì vậy nếu nghi ngờ con bị cúm, bạn nên đưa con tới bác sĩ chuyên khoa.
- Kèm theo cơn sốt, bệnh nhân bị cúm còn có thể cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi hoặc cảm thấy lạnh mặc dù nhiệt độ cơ thể cao. Hầu hết các cơn sốt đều kéo dài dưới một tuần, thường là khoảng từ 3-4 ngày.
- Ho: Ho khan là dấu hiệu thường gặp của những người mắc bệnh cúm. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn, khó chịu và đau đớn hơn, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở hoặc đau ngực. Những cơn ho có thể kéo dài trong khoảng hai tuần.
- Đau cơ: Phổ biến nhất là những cơn đau ở cổ, lưng, cánh tay và chân của bạn. Những cơn đau này có thể khiến cho việc di chuyển của bạn trở nên khó khăn hơn ngay cả khi thực hiện những hoạt động cơ bản.
- Đau đầu: Triệu chứng đầu tiên khi bạn bị cúm có thể là sự xuất hiện của một cơn đau đầu dữ dội. Một số triệu chứng khác có liên quan tới mắt bao gồm ánh sáng kèm theo chứng đau đầu của bạn.
- Mệt mỏi: Đây là một triệu chứng không rõ ràng của bệnh cúm. Cảm giác mệt mỏi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Những cảm giác mệt mỏi có thể đến nhanh và khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
Đối với người trưởng thành, sốt cao đột ngột là triệu chứng sớm nhất của bệnh cúm. Người lớn hiếm khi tình trạng sốt tăng lên trừ khi họ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
3. Cúm thường kéo dài trong bao lâu?
Hầu hết những người mắc bệnh cúm sẽ khỏi bệnh trong khoảng 1 tuần, nhưng bạn có thể mất vài ngày để trở lại trạng thái bình thường. Không có gì lạ nếu như bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi trong vài ngày khi các triệu chứng cúm đã giảm bớt.
Điều quan trọng là bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi bạn không bị sốt ít nhất là trong vài 24h (không cần dùng tới thuốc hạ sốt). Nếu bạn bị cúm, bạn có thể truyền nhiễm một ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và tối đa là 5-7 ngày sau đó.
4. Thời gian ủ bệnh của cúm là bao lâu?
Thông thường thời gian ủ bệnh của cúm là từ 1-4 ngày. Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian virus xâm nhập vào cơ thể bạn và phát triển. Trong thời gian này, bạn có thể sẽ không thấy bất cứ triệu chứng nào. Điều đó không có nghĩa là không có nguy cơ truyền nhiễm. Nhiều người có khả năng truyền virus cho người khác trước khi những triệu chứng bệnh xuất hiện.
Khi bệnh nhân bị cúm hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, có thể làm lây lan virus cúm. Virus có thể xâm nhập qua mũi, miệng hoặc mắt. Bạn cũng có thể nhiễm cúm khi bạn chạm vào đồ vật có virus trên đó sau đó cho tay vào mũi, miệng hoặc mắt của bạn.
5. Cúm có lây không?
Nếu bạn bị cúm, bạn sẽ có nguy cơ truyền nhiễm. Nhiều người dễ lây lan và có thể truyền virus sớm nhất là một ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, nói cách khác, bạn có thể truyền virus sang cho người khác trước khi bạn nhận ra mình đang mắc bệnh.
Bạn vẫn có thể truyền nhiễm năm đến bảy ngày sau khi các triệu chứng của cúm xuất hiện. rẻ nhỏ thường truyền nhiễm trong hơn bảy ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Những người có hệ thống miễn dịch yếu cũng có thể gặp các triệu chứng virus lâu hơn.
Nếu bạn bị cúm, bạn nên ở nhà để hạn chế sự lây lan virus sang người khác.
6. Các biện pháp để khắc phục triệu chứng cúm
Một số phương pháp dùng để điều trị bệnh cúm như:
- Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau như acetaminophen và ibuprofen thường được khuyên dùng để giảm các triệu chứng bệnh như đau nhức cơ bắp, đau đầu và sốt.
- Thuốc thông mũi: Loại thuốc này giúp giảm nghẹt mũi và áp lực trong xoang và tai của bạn. Một số loại thuốc thông mũi có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì vậy bạn nên tìm loại thuốc phù hợp với mình.
- Thuốc giảm ho: Ho là triệu chứng cúm phổ biến và một số loại thuốc có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Nếu bạn không dùng thuốc, bạn có thể sử dụng mật ong và chanh để giảm đau họng và ho.
Sử dụng thuốc không cần thiết có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất nên dùng thuốc để ngăn ngừa các triệu chứng phổ biến.
Hãy nghỉ ngơi thật nhiều, cơ thể bạn đang chống lại virus, vì vậy cần có thời gian để diệt virus.
Bạn nên uống nhiều nước, nước trái cây và súp để giúp cơ thể giữ nước. Súp và trà ấm có thể giúp giảm đau họng.
7. Điều trị cúm
Hầu hết những trường hợp bị cúm nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc theo toa.
Điều quan trọng là bạn nên ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người khác khi bạn nhận thấy các triệu chứng cúm.
Bạn cũng nên:
- Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc, súp, đồ uống ít đường
- Điều trị các triệu chứng như đau đầu, sốt bằng thuốc OTC
- Rửa tay sạch sẽ để tránh nguy cơ lây lan virus sang các vật dụng khác hoặc cho những thành viên khác trong gia đình bạn
- Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy, và vứt bỏ ngay sau khi dùng.
Nếu các triệu chứng của bệnh cúm trở nên tồi tệ hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị. Dùng thuốc càng sớm thì tình trạng càng được cải thiện. Nên điều trị trong vòng 48h kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Bạn nên đến cơ sở y tế khi các triệu chứng của cúm xuất hiện nếu bạn có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến cúm. Nhóm nguy cơ cao này bao gồm:
- Người có hệ miễn dịch yếu
- Phụ nữ có thai hoặc hai tuần sau khi sinh
- Trên 65 tuổi
- Trẻ em dưới 5 tuổi ( đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi)
- Những người ở trong cơ sở dưỡng lão
- Những người mắc bệnh mãn tính như viêm phổi
Trẻ em bị cúm thường có biến chứng nặng hơn so với người lớn bị cúm. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi bị nhiễm cúm là tiêm vắc-xin cúm. Tiêm vắc xin cho trẻ em chống nhiễm trùng mỗi năm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com