Táo có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu?

Táo là loại hoa quả bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong thành phần của táo cũng chứa nhiều carbs, tác động đến lượng đường trong máu. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn về sự ảnh hưởng của táo đến lượng đường trong máu và cách kết hợp chúng vào chế độ ăn uống nếu bạn bị tiểu đường.

1. Giá trị dinh dưỡng của táo

Táo là một trong những loại trái cây phổ biến.Thành phần dinh dưỡng của táo chứa chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa tốt. Một quả táo cỡ trung bình chứa 95 calo, 25 gram carbs và 14% vitamin C cung cấp hàng ngày.

Phần lớn các chất dinh dưỡng của một quả táo được tìm thấy trong lớp vỏ táo. Chúng cũng giúp bạn cảm thấy no mà không tiêu tốn nhiều calo. Bạn có thể cảm thấy vừa đủ sau khi ăn chỉ một quả táo.

Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa?

Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây.

2. Mối quan hệ giữa táo và bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị tiểu đường, việc kiểm soát lượng carbohydrate là rất quan trọng. Bởi vì ba chất dinh dưỡng đa lượng - carbs, chất béo và protein - trong đó, carbs ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng đường trong máu của bạn.

Một quả táo cỡ trung bình chứa 25 gram carbs, 4,4 gram trong số đó là chất xơ. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu carbs, giúp ngăn cản lượng đường trong máu tăng lên đột biến trong cơ thể bạn. Các nghiên cứu cho thấy chất xơ có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2 và nhiều loại chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Tóm lại, táo chứa nhiều carbs, có thể làm tăng lượng đường huyết. Tuy nhiên, chất xơ có trong táo giúp ổn định đường máu, và còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.


Táo kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt, đặc biệt ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ
Táo kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt, đặc biệt ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

3. Ăn Táo không ảnh hưởng nhiều đến mức độ đường trong máu

Táo có chứa đường, nhưng phần lớn đường có trong táo là fructose. Fructose có trong các loại trái cây ảnh hưởng rất ít đến lượng đường trong máu. Ngoài ra, trong táo có chứa chất xơ - tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường. Điều này có nghĩa là đường đi vào máu từ từ và không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Hơn nữa, polyphenol, là hợp chất thực vật có trong táo, cũng có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa carbs và làm giảm lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là những công cụ hữu ích để đo lường mức độ ảnh hưởng của các loại thực phẩm đến lượng đường trong máu. Táo đạt điểm tương đối thấp trên cả thang đo GI và GL, nghĩa là chúng có ảnh hưởng rất ít đến sự gia tăng lượng đường trong máu. Theo số liệu của một nghiên cứu trên 12 phụ nữ béo phì cho thấy lượng đường trong máu thấp hơn 50% sau khi ăn một bữa ăn có GL thấp, so với một bữa ăn có GL cao.

Do đó, táo có tác động rất ít đến đường huyết, và không có khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong máu, ngay cả ở bệnh nhân tiểu đường.

4. Táo có thể làm giảm tình trạng kháng insulin

Có hai loại bệnh tiểu đường - loại 1 và loại 2. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin - hormone có vai trò vận chuyển đường từ máu đến các tế bào trong cơ thể bạn. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể bạn sản xuất insulin nhưng các tế bào trong cơ thể bạn kháng lại nó. Điều này được gọi là kháng insulin. Ăn táo thường xuyên có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Điều này là do các polyphenol có trong táo, được tìm thấy chủ yếu trong vỏ táo, kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và giúp các tế bào có khả năng hấp thụ đường.

Tóm lại, táo chứa các hợp chất thực vật có thể cải thiện độ nhạy với insulin và giảm kháng insulin.

5. Các chất chống oxy hóa có trong táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


Ăn táo mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thấp nhất
Ăn táo mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thấp nhất

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn táo giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, những phụ nữ ăn táo mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 28% so với những phụ nữ không ăn bất kỳ quả táo nào. Các chất chống oxy hóa có trong táo có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chất chống oxy hóa là những chất ngăn ngừa một số phản ứng hóa học có hại trong cơ thể. Chúng có rất nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi bệnh mãn tính.

Một lượng đáng kể các chất chống oxy hóa sau đây được tìm thấy trong táo:

  • Quercetin: Làm chậm quá trình tiêu hóa carb, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng lên đột biến.
  • Axit chlorogenic: Giúp cơ thể bạn sử dụng đường hiệu quả hơn.
  • Phlorizin: Làm chậm quá trình hấp thụ đường và làm giảm lượng đường trong máu.

6. Người bệnh tiểu đường ăn táo sao cho đúng cách?

  • Ăn toàn bộ: Để nhân được tất cả những lợi ích từ quả táo, hãy ăn tất cả.
  • Tránh nước ép táo: Nước ép không có lợi ích như ăn trực tiếp trái táo, vì nó có lượng đường cao hơn và thiếu chất xơ.
  • Giới hạn khẩu phần ăn: Chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết.
  • Phân bổ lượng trái cây hàng ngày: Kết hợp nhiều loại trái cây khác nhau với một lượng phù hợp hàng ngày có thể giúp giữ cho đường huyết của bạn ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe