Táo bón và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh táo bón. Thực tế do người cao tuổi thường có tâm lý ăn ít chất xơ, nhai thức ăn không kỹ và uống không đủ nước gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón kéo dài.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là danh từ dùng để chỉ tình trạng bệnh của đường hô hấp đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường dẫn khí không hồi phục hoàn toàn. Sự tắc nghẽn đường dẫn khí này thường diễn tiến ngày càng nặng dần. Khoảng 85% bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là viêm phế quản mãn, 15% chủ yếu là khí phế thũng..

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nhóm bệnh rất thường gặp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo đó, bệnh được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng dựa vào việc đo chức năng hô hấp, chỉ số FEV1. Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất, chức năng hô hấp rất thấp, bệnh nhân luôn cảm thấy khó thở ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân bị khó thở ngay cả khi vệ sinh cá nhân, nếu bệnh nhân bị táo bón thì mức ảnh hưởng càng nghiêm trọng, khó thở càng nhiều có khi vào đợt kịch phát phải nhập viện.

Thường được gọi là táo bón khi có nhiều hơn 3 lần đi tiêu trong một tuần, thường kèm với tính chất phân rắn, khó đi tiêu.

Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, táo bón làm cho họ phải gắng sức khó thở có thể vào đợt kịch phát.

2. Nguyên nhân gây bệnh táo bón

Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh táo bón như sau:

Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới táo bón cơ năng.


Trầm cảm có thể gây ra táo bón
Trầm cảm có thể gây ra táo bón

3. Tại sao bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường bị táo bón?

3.1 Yếu tố cơ địa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay gặp ở những người lớn tuổi, họ có thể có thói quen ăn ít chất xơ, nhai không kỹ do bệnh lý răng miệng), uống không đủ nước nên rất dễ gây ra tình trạng táo bón.

Một số bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nặng cần có sự hỗ trợ của người khác trong các sinh hoạt hằng ngày có thể có tâm lý "ngại" đi tiêu. Mỗi khi có cảm giác đi tiểu lại cố gắng chịu đựng nên phân ứ lại trong đại tràng bị cô đặc, căng phồng, lâu ngày làm giảm đáp ứng của các thụ thể kích thích dễ gây ra tình trạng táo bón.

3.2. Yếu tố bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể mất nước nhiều hơn qua hơi thở và mồ hôi (do khó thở). Mặt khác, tình trạng ăn uống kém (do bệnh) và tâm lý ngại ăn uống nhiều làm căng dạ dày gây khó thở gây ra tình trạng thiếu nước khiến phân bị cô đặc và gây ra tình trạng táo bón.

Các bệnh nhân nằm viện có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi môi trường sinh hoạt hằng ngày, nằm điều trị chung với những người không quen, sử dụng chung nhà vệ sinh, thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh cũng dễ gây ra tình trạng táo bón.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể góp phần táo bón như sốt, thuốc.

4. Ảnh hưởng của táo bón trên bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Táo bón có thể gây đau bụng, cảm giác chướng bụng, cản trở hô hấp gây khó thở nhiều hơn. Mặt khác, tình trạng táo bón và sử dụng các thuốc chống táo bón có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ðộng tác gắng sức khi đi tiêu do táo bón có thể gây khó thở và suy hô hấp. Vì đi tiêu gây khó thở nên bệnh nhân có thể có tâm lý giảm số lần ăn uống và đi tiêu. Từ đó tạo vòng xoắn bệnh lý.


Táo bón gây suy hô hấp
Táo bón gây suy hô hấp

5. Phòng tránh táo bón trên người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Để phòng tránh táo bón, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và người bình thường nên thực hiện một số điều sau đây:

  • Nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất xơ.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết và tránh cảm giác căng chướng bụng do ăn gây khó thở.
  • Nên uống nước đầy đủ và nên dùng một bình có dung tích 1,5 - 2 Lít chứa nước uống để uống dần trong ngày (trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ).
  • Nên tập thói quen đi tiêu đúng giờ.
  • Việc luyện tập thể dục đều đặn hằng ngày cũng góp phần cải thiện sức khỏe và tránh táo bón.
  • Nên tuân thủ chế độ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để giảm số đợt kịch phát, duy trì chức năng hô hấp.
  • Nên báo cho bác sĩ biết nếu có táo bón để được hướng dẫn và sử dụng thuốc (nếu cần) cho hợp lý.

Táo bón là căn bệnh không chỉ gây ra khó chịu cho người bình thường mà còn để lại nhiều nguy hiểm nghiêm trọng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Do đó để hạn chế tối đa biến chứng, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cũng như thực hiện các phương pháp để phòng tránh bệnh táo bón.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa và hô hấp. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, có chuyên môn và hệ thống trang thiết bị hiện đại, dịch vụ y tế hoàn hảo sẽ đem lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe