Táo bón sau sinh có nghiêm trọng không và cách nào để giảm táo bón?

Táo bón là tình trạng phổ biến sau sinh. Nhiều người vừa sinh con thấy rằng táo bón sau sinh là điều đương nhiên trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên, táo bón gây ra cảm giác không thoải mái, đặc biệt là khi cơ thể bạn vẫn đang cố gắng hồi phục sau quá trình chuyển dạ và sinh nở. Vậy táo bón sau sinh có nguy hiểm không và táo bón sau sinh kéo dài bao lâu?

1. Nguyên nhân bị táo bón sau sinh?

Cũng giống như nhiều thay đổi kỳ diệu của cơ thể khi mang thai, cơ thể sau khi sinh con của bạn vẫn đang tiếp tục thay đổi. Như bạn đã biết, mọi thứ sẽ không hồi phục như xưa vì bạn đã sinh con.

Thời kỳ hậu sản thường được tính là 42 ngày đầu tiên sau khi sinh. Mặc dù bạn mong đợi mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, nhưng đừng vội vàng.

Một số nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón sau sinh tự khỏi. Những người khác sẽ cần thực hiện một số biện pháp giúp cho hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt hơn cho đến khi hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại. Bạn có thể bị táo bón sau sinh vì:

  • Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu (có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở)
  • Mất nước hoặc thiếu chất lỏng (có thể xảy ra nếu bạn bị nôn hoặc mất máu)
  • Thay đổi nội tiết tố (bắt đầu khi bạn đang mang thai và tình trạng thay đổi này có thể làm chậm chức năng ruột)
  • Bổ sung sắt nếu bạn bị thiếu máu


Một số vấn đề có thể xảy ra khi bạn chuyển dạ cũng có thể góp phần khiến bạn bị táo bón sau khi sinh. Bạn đọc các mô tả dưới đây và đánh giá xem có bất kỳ mô tả nào trong số này bạn đã trải qua trong quá trình sinh hay không:

  • Bạn có thời gian chuyển dạ kéo dài và ăn ít thức ăn
  • Bạn có nhu động ruột hoặc thụt tháo khi chuyển dạ
  • Bạn sinh mổ. Có thể mất đến 3 đến 4 ngày để hệ tiêu hóa của bạn bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau sinh mổ

Sản phụ sinh mổ có thể mất một thời gian để hệ tiêu hóa bắt đầu trở lại hoạt động bình thường
Sản phụ sinh mổ có thể mất một thời gian để hệ tiêu hóa bắt đầu trở lại hoạt động bình thường

  • Bạn đã sử dụng thuốc giảm đau trong khi sinh hoặc hiện bạn vẫn đang sử dụng các loại thuốc này để giảm đau sau sinh. Đặc biệt là thuốc hướng dẫn toàn thân có tác dụng phụ là làm chậm nhu động ruột ở đường tiêu hoá
  • Bạn bị đau ở tầng sinh môn (ví dụ như sau khi rạch tầng sinh môn hoặc do trĩ sau sinh)
  • Bệnh trĩ. Táo bón và bệnh trĩ thường song hành với nhau. Nếu bạn sinh thường qua đường âm đạo, bạn có thể dễ bị trĩ hơn. Khó đi đại tiện và phân cứng có thể khiến bệnh trĩ nặng hơn. Mặc dù hai bệnh lý này thường không nghiêm trọng và thường thuyên giảm sau vài tuần, nhưng bệnh trĩ có thể rất khó chịu. May mắn thay, cả hai bệnh lý đều có thể được điều trị
  • Thuốc kháng sinh thường gây tiêu chảy nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây táo bón. Điều này là do thuốc kháng sinh loại bỏ một số vi khuẩn tốt giúp tiêu hóa, cùng với vi khuẩn xấu. Ngay cả khi bạn không còn dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc giảm đau nào, có thể phải mất vài ngày đến vài tuần để ruột của bạn cân bằng lại.

  • Hạn chế đi lại. Sau sinh, do đau nên nhiều bà mẹ rất hạn chế việc đi lại. Tuy nhiên, ít đứng, đi bộ và hoạt động cũng có thể làm chậm đường tiêu hóa của bạn. Ruột là cơ và giống như các cơ khác của bạn, chúng cần vận động nhiều để giữ cho chúng khỏe và giúp vận động. Giảm mức độ hoạt động khi bạn đang mang thai và sau khi sinh có thể tạm thời gây ra táo bón.
  • Căng thẳng. Cảm thấy căng thẳng và lo lắng là điều hoàn toàn bình thường sau khi có con. Những cảm giác này và việc bạn thiếu ngủ có thể làm tăng đột biến các hormone căng thẳng như cortisol. Lượng hormone căng thẳng cao có thể gây tiêu chảy ở một số người và táo bón ở những người khác. Dù bằng cách nào thì căng thẳng cũng sẽ gây rối với hệ tiêu hóa của bạn.
  • Những thay đổi thói quen ngủ. Sau sinh, tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi là những vấn đề thường gặp đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Thay đổi giấc giấc ngủ và mệt mỏi cũng có thể thay đổi thói quen đi tiêu của bạn. Thiếu ngủ cũng dẫn đến nhiều căng thẳng hơn, điều này không giúp ích gì cho bệnh táo bón.

Thiếu ngủ sau sinh có thể là một trong các nguyên nhân gây tình trạng táo bón
Thiếu ngủ sau sinh có thể là một trong các nguyên nhân gây tình trạng táo bón

2. Điều trị táo bón sau sinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân và các bước bạn thực hiện để điều trị, táo bón có khả năng sẽ được giải quyết trong vài ngày sau khi sinh. Điều tốt nhất bạn có thể làm là chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị táo bón.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể điều trị thành công chứng táo bón sau sinh tại nhà. Dưới đây là một số mẹo đơn giản có thể hữu ích.

  • Thức ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Thực phẩm giàu chất xơ là cách bảo vệ tốt nhất trước nguy cơ táo bón. Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, đậu, trái cây tươi và rau xanh là những thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời.
  • Uống nhiều nước. Cố gắng uống 8 đến 10 ly mỗi ngày. Các chất lỏng ấm như trà thảo mộc cũng có thể hữu ích. Thực phẩm giàu chất xơ mà bạn thêm vào chế độ ăn uống sẽ hấp thụ nước bạn uống. Điều này giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.
  • Đừng phớt lờ sự thôi thúc. Bạn có thể sợ đau nhiều hơn, nhưng việc nhịn đi đại tiện sẽ khiến phân càng ngày càng cứng hơn. Cố gắng đi đại tiện khi bạn cảm thấy thôi thúc đi vệ sinh.
  • Đi dạo. Nghe có vẻ đáng sợ, đặc biệt nếu bạn đang hồi phục sau sinh mổ, nhưng đi bộ với quãng đường ngắn và với tốc độ chậm có thể giúp cho nhu động ruột của bạn.
  • Nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe trước khi tiếp tục bất kỳ hình thức luyện tập thể dục thể thao nào.
  • Xin ý kiến về thuốc làm mềm phân. Nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn về việc dùng thuốc làm mềm phân. Nếu bạn bị rách tầng sinh môn nặng (độ 3 hoặc độ 4), bạn có thể sẽ được chỉ định sử dụng thuốc làm mềm phân. Thuốc làm mềm cũng có thể được khuyên dùng nếu bạn bị trĩ, đang dùng chất bổ sung sắt cho bệnh thiếu máu hoặc đang dùng thuốc giảm đau nhóm opioid (narcotic pain medicines).
  • Thuốc nhuận tràng nhẹ hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ có thể cần thiết nếu các biện pháp nêu trên không hiệu quả.
  • Dùng ghế nhỏ để kê cao chân cao lên khi bạn đang ngồi trên bồn cầu, với tư thế này sẽ giúp bạn rặn dễ dàng hơn.
  • Thử các bài tập làm dịu và các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc tắm nước ấm để giúp đối phó với căng thẳng.
  • Nhờ bạn bè và gia đình giúp đỡ chăm sóc em bé của bạn để bạn có thời gian tự chăm sóc bản thân và ngủ.

Uống nhiều nước 8 - 10 ly/ngày góp phần cải thiện tình trạng táo bón
Uống nhiều nước 8 - 10 ly/ngày góp phần cải thiện tình trạng táo bón

3. Khi nào tôi nên liên hệ với bác sĩ?

Dấu hiệu táo bón trong thời kỳ hậu sản đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác nguy hiểm hơn, tuy nhiên điều này hiếm khi diễn ra. Có một số triệu chứng nguy hiểm mà bạn nên đề phòng.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị táo bón và có các triệu chứng dưới đây, bao gồm:

  • Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
  • Máu hoặc chất nhầy có trong phân của bạn
  • Chảy máu trực tràng quá mức
  • Đau trực tràng dữ dội
  • Đau bụng dữ dội
  • Phù nề nghiêm trọng và rất đau ở âm đạo, âm hộ và / hoặc đáy chậu
  • Bạn không đi tiêu vào ngày thứ 3 sau khi sinh con

Ngoài ra, rặn khi đi đại tiện hoặc đi ngoài phân cứng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Các búi trĩ có thể co lại nhanh chóng hoặc có thể tồn tại trong nhiều tháng sau khi sinh. Đôi khi các triệu chứng bệnh trĩ có thể xuất hiện và biến mất trong nhiều năm. Mặc dù bệnh trĩ có thể cực kỳ khó chịu nhưng hiếm khi dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Ngay cả khi tình trạng táo bón của bạn không nghiêm trọng, đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, healthline.com, verywellfamily.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe