Tăng huyết áp: Cần ăn nhạt

Chế độ ăn mặn làm tích tụ muối và giữ nước trong lòng mạch, dẫn đến tăng huyết áp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh tim mạch.

Tăng huyết áp có thể gây biến chứng là bệnh tim. Vậy mắc bệnh tăng huyết áp ăn gì để điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh gây ra.

1. Ăn mặn có thể dẫn đến tăng huyết áp

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp, trong đó chế độ ăn nhiều muối, ăn quá mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh tăng huyết áp do ăn mặn tiến triển từ từ trong nhiều năm. Khi cơ thể bị thừa muối, các mạch máu sẽ tích trữ nước ở trong lòng mạch, thể tích dòng máu tăng lên, tạo áp lực đối với thành mạch và làm dày thành mạch, trong thời gian dài sẽ gây hẹp lòng mạch và dẫn đến tăng huyết áp.


Ăn quá mặn làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp
Ăn quá mặn làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp

2. Bị tăng huyết áp ăn gì?

Những bệnh nhân hoặc người có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp được khuyến cáo cần ăn nhạt để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối cần cho cơ thể là dưới 5g/ngày, tương đương 1 thìa cà phê. Ở những bệnh nhân tăng huyết áp do ăn thừa muối, nếu duy trì chế độ ăn nhạt với lượng muối trong khẩu phần dưới 5g/ngày thì có thể làm giảm huyết áp trong khoảng từ 2 - 8 mmHg, thậm chí có thể giảm được 10mmHg nếu duy trì chế độ ăn nhạt trong 1 năm, từ đó hạn chế nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho tim mạch.


Người bệnh tăng huyết áp cần ăn nhạt
Người bệnh tăng huyết áp cần ăn nhạt

3. Hạn chế ăn mặn để điều trị bệnh tăng huyết áp bằng cách nào?

Bệnh nhân tăng huyết áp có thể hạn chế ăn mặn bằng những cách sau:

  • Hạn chế nêm gia vị như muối, nước mắm, bột canh khi tẩm ướp, chế biến thực phẩm.
  • Hạn chế hoặc không nên chấm gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối như thực phẩm đóng hộp (cá hộp, thịt hộp, ...), thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội, pate, chả, mì ăn liền...), sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phomai, ...), thịt gia cầm, ...
  • Hạn chế các món ăn mặn được chế biến bằng cách ngâm muối như thịt muối, trứng muối, dưa muối, cà muối, ...
  • Đọc kỹ thành phần của thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tránh cho trẻ nhỏ ăn quá mặn hoặc nêm nhiều gia vị vào thức ăn của trẻ, nhất là trong thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm.
  • Sử dụng các loại gia vị, rau mùi khác trong chế biến để tăng hương vị cho thực phẩm.

Ăn nhạt là một phần của quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, ăn nhạt với lượng muối không vượt quá 5g/ngày còn giúp duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể và đảm bảo sức khỏe tim mạch.

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng. Vì thế việc điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm huyết áp rất quan trọng, trong đó có chế độ ăn nhạt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec không chỉ là địa chỉ nổi tiếng bởi chất lượng dịch vụ chuyên môn khám chữa bệnh mà còn nổi tiếng bởi đã phẫu thuật điều trị thành công nhiều ca bệnh khó, phức tạp dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm. Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và điều trị các căn bệnh cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho thể trạng của từng người bệnh.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe