Hầu như tất cả chúng ta đều biết rằng mùa đông là mùa của bệnh cúm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mặc dù bệnh vẫn có thể xuất hiện vào các thời điểm khác trong năm, nhưng rõ ràng tỷ lệ mắc bệnh tăng cao vào mùa đông. Tình trạng này diễn ra phổ biến qua nhiều năm, nên nhiều người mặc định công nhận điều đó là hiển nhiên.
1. Tại sao virus cúm phát triển mạnh vào mùa đông?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vào mùa đông, virus cúm sẽ khoác lên mình một lớp áo giáp. Lớp áo giáp này sẽ bảo vệ virus cúm và giúp chúng lây lan qua không khí. Nếu chúng ta có thể tác động vào lớp bảo vệ này, chúng ta có thể vô hiệu hóa được chúng.
Cụ thể khi ở trong môi trường có nhiệt độ lạnh, virus cúm sẽ tạo ra một lớp bao phủ cứng, hoạt động giống như một lớp màng bảo vệ, giúp virus lây lan qua không khí lạnh. Sau khi vào bên trong cơ thể con người, lớp màng đó sẽ tan chảy, virus bắt đầu hoạt động tấn công các tế bào của chúng ta và gây ra bệnh cúm.
Tiến sĩ Joshua Zimmerberg trưởng phòng thí nghiệm sinh lý học tế bào và phân tử tại Việt Sức khỏe và Phát triển con người Quốc gia (NICHD) Hoa Kỳ cho biết: lớp màng của virus giống như một viên kẹo socola M&M trong miệng của bạn vậy, lớp vỏ bảo vệ tan chảy khi đi vào đường hô hấp, chỉ trong giai đoạn lỏng này, virus mới có khả năng xâm nhập vào tế bào để lây nhiễm.
Khi nhiệt độ môi trường ấm hơn, lớp bảo vệ của virus không hình thành, do đó virus cúm khó lây lan qua không khí có nhiệt độ ấm hơn. Đây là một lý do khiến cho virus cúm có thể phát triển mạnh vào mùa đông hơn là các mùa khác trong năm.
2. Tại sao chúng ta có nhiều khả năng bị cảm lạnh trong mùa đông?
Chúng ta dễ bị cảm lạnh, bị cúm cũng như các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông hơn, có phải lý do chỉ do virus cúm phát triển mạnh vào mùa đông thôi hay không? Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng khi nhiệt độ bên trong cơ thể giảm sau khi tiếp xúc với không khí lạnh, thì khả năng phòng ngự của hệ thống miễn dịch bị suy giảm, dễ bị virus cúm và các loại virus khác đánh bại.
Giáo sư Akiko Iwasaki là giáo sư sinh học miễn dịch tại trường Đại học Y Yale cho biết con người đã biết rằng virus có khả năng nhân lên tốt hơn khi ở nhiệt độ lạnh hơn, khoảng 33 độ C, so với nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là 37 độ C. Nhưng lý do của tình trạng này vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên những thứ liên quan đến sự nhân lên của virus vẫn hoạt động ở cả nhiệt độ lạnh và ấm hơn.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, và phát hiện ra rằng, sự biến động nhiệt độ ở bên trong cơ thể không có tác động trực tiếp đến virus. Mà sự tác động là gián tiếp qua phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus. Hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn khi ở nhiệt độ ấm hơn. Do đó khi chúng ta ở môi trường có nhiệt độ lạnh thì khả năng miễn dịch của cơ thể yếu hơn đó đó virus cúm cũng như các virus khác dễ dàng tấn công chúng ta hơn.
Nhưng lại có thêm một câu hỏi nữa được đặt ra đó là làm thế nào mà nhiệt độ ngoài trời có thể ảnh hưởng đến chúng ta như vậy? Giáo sư Iwasaki nói rằng bằng cách hít không khí lạnh từ bên ngoài vào, nhiệt độ bên trong mũi có thể sẽ giảm theo, ít nhất là thoáng qua. Tóm lại, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định đó là nhiệt độ môi trường thấp hơn có thể làm gia tăng khả năng virus nhân lên và phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nuôi cấy mô, chưa phải là ở động vật sống tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.
Cảm lạnh thông thường cực kỳ phổ biến, người lớn có thể mắc bệnh tới 3 lần trong một năm, còn ở trẻ em dưới 6 tuổi thì tình trạng này có thể xảy ra tới 6 lần trong một năm. Có hơn 100 loại virus gây cảm lạnh khác nhau, hầu hết chúng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và thường nhẹ. Nhưng một số có thể bị ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới và gây ra những tình trạng bệnh nặng hơn.
Chính vì bệnh cúm và cảm lạnh thường xảy ra vào mùa đông, cho nên chúng ta cần có biện pháp phòng tránh tích cực cho bản thân và gia đình trước khi bước vào mùa đông. Làm thế nào để chúng ta có thể phòng được những căn bệnh này?
3. Vắc-xin cúm
Như vậy là virus cúm phát triển mạnh vào mùa đông, và không khí lạnh của mùa đông dường như làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng ta, do đó chúng ta dễ mắc phải bệnh cúm vào mùa đông hơn.
Tuy nhiên, quý vị không cần phải quá lo lắng, bởi ngày nay chúng ta đã có nhiều loại vắc-xin cúm. Việc tiêm phòng cúm đã chứng minh hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích như là giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, giảm thiểu tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến cúm ở trẻ em.
Chính vì vậy để chủ động phòng bệnh cúm cho bản thân và gia đình, quý vị nên tiêm vắc-xin cúm, nên tiêm trước khi mùa cúm bắt đầu, để cơ thể có đủ thời gian tạo ra các kháng thể chống lại virus cúm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc - xin cúm với nhiều ưu điểm vượt trội như là:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe.
- Tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin.
- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com