Tại sao người ta dùng bạch quả?

Cây bạch quả được biết đến như một chất chống oxy hóa để làm chậm tiến triển của bệnh mất trí nhớ, cải thiện lưu thông máu, có thể giúp não, mắt, tai và chân hoạt động tốt hơn. Hạt bạch quả có chứa các chất có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng trong cơ thể.

1. Cây bạch quả là gì?

Bạch quả là một trong những loài cây sống lâu đời nhất có niên đại hơn hơn 200 triệu năm. Đây là là một loại cây bản địa tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã được trồng ở châu Âu từ khoảng năm 1730 và ở Hoa Kỳ kể từ khoảng năm 1784.

Cây bạch quả chứa chất gì? Các thành phần hữu ích nhất của cây bạch quả là flavonoid, chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện lưu thông bằng cách làm giãn mạch máu và giảm "độ dính" của tiểu cầu.

Hầu hết các sản phẩm từ cây bạch quả được chiết xuất từ lá hình quạt. Lá bạch quả thường được sử dụng bằng đường uống để điều trị rối loạn trí nhớ bao gồm cả bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, không nên ăn hạt bạch quả sống hoặc rang vì nó có thể gây độc.

Bạch quả thường có sẵn dưới dạng viên uống bổ sung từ bạch quả, chiết xuất, viên nang hoặc trà. Trong sản xuất, chiết xuất lá bạch quả được sử dụng trong mỹ phẩm. Trong thực phẩm, hạt bạch quả rang đã loại bỏ bột giấy là một món ngon ăn được ưa chuộng ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Đối với hạt bạch quả, không có liều lượng tiêu chuẩn khi sử dụng loại hạt này. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu y học, hầu hết tất cả các thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng chiết xuất từ bạch quả được tiêu chuẩn hóa gồm 24% flavone glycoside và 6% terpene lactones. Một liều phổ biến ở những người mắc chứng mất trí nhớ là 40 miligam chiết xuất ba lần mỗi ngày. Để cải thiện chức năng nhận thức ở người khỏe mạnh, các nghiên cứu đã sử dụng từ 120 miligam đến 600 miligam chiết xuất mỗi ngày.


Hầu hết các sản phẩm từ cây bạch quả được chiết xuất từ lá hình quạt
Hầu hết các sản phẩm từ cây bạch quả được chiết xuất từ lá hình quạt

2. Cây bạch quả có tác dụng gì?

Giảm lo âu, căng thẳng

Các nghiên cứu cho thấy, khi dùng chiết xuất từ bạch quả trong 4 tuần có thể làm giảm các triệu chứng lo âu.

Cải thiện trí nhớ

Một số nghiên cứu cho thấy dùng bạch quả trong một năm sẽ cải thiện một số triệu chứng của bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ khác. Liều 240 mg mỗi ngày có thể có tác dụng tốt hơn liều 120 mg mỗi ngày.

Hiệu quả cho thị lực ở người mắc bệnh tiểu đường

Đối với những người bị tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, uống chiết xuất lá bạch quả trong 6 tháng có thể cải thiện thị lực.

Giảm đau chân khi đi bộ

Đau chân khi đi bộ có liên quan đến lưu lượng máu kém (bệnh mạch máu ngoại biên). Vì vậy, việc uống chiết xuất từ ​​lá bạch quả giúp những người có lưu thông máu kém ở chân có thể đi lại mà không bị đau. Viên uống bổ sung từ bạch quả cũng có thể làm giảm việc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, những người mắc bệnh này cần dùng bạch quả trong ít nhất trong vòng 24 tuần để thấy được hiệu quả.

Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Uống chiết xuất lá bạch quả có tác dụng làm giảm đau vú và các triệu chứng khác liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt khi bắt đầu vào ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục cho đến ngày thứ 5 của chu kỳ sau.

Giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt

Nghiên cứu cho thấy sử dụng bạch quả hàng ngày kết hợp với thuốc tâm thần trong 8-16 tuần có thể làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt. Đồng thời,

nó cũng có thể làm giảm một số tác dụng phụ liên quan đến thuốc tâm thần.

Cải thiện các triệu chứng chóng mặt và rối loạn thăng bằng

Uống chiết xuất lá bạch quả bằng miệng dường như cải thiện các triệu chứng chóng mặt và rối loạn thăng bằng.


Việc uống chiết xuất từ ​​lá bạch quả giúp những người có lưu thông máu kém ở chân có thể đi lại mà không bị đau
Việc uống chiết xuất từ ​​lá bạch quả giúp những người có lưu thông máu kém ở chân có thể đi lại mà không bị đau

3. Tác dụng phụ khi dùng bạch quả

Hầu hết các chất bổ sung bạch quả có nguồn gốc từ lá. Hạt bạch quả có thể nguy hiểm, đặc biệt là khi rang hoặc ăn sống. Bổ sung lá bạch quả gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Ở một số người, lá bạch quả có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nóng rát và tiêu chảy. Dị ứng với bạch quả gây kích hoạt phát ban hoặc có những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn;
  • Với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật có nhu cầu sử dụng bạch quả cần xin ý kiến của bác sĩ. Không nên dùng bạch quả nếu người bệnh có tiền sử các bệnh như: bệnh tiểu đường, động kinh, hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản. Không ăn các bộ phận chưa được xử lý của cây bạch quả, vì hạt bạch quả chưa nấu chín có thể gây co giật và tử vong;
  • Trong trường hợp bạn có đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào thường xuyên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bạch quả. Bạch quả có thể gây tương tác với các loại thuốc làm loãng máu, aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thuốc chống tiểu cầu, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tiểu đường, thuốc ảnh hưởng đến gan, và các chất bổ sung như tỏi, palmetto, làm giảm hiệu quả của liệu pháp chống co giật,...

Với những rủi ro tiềm ẩn, bạch quả không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe