Tại sao bạn mệt mỏi sau khi ăn?

Mục lục

Nếu mệt mỏi sau ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân. Trong trường hợp thỉnh thoảng mệt mỏi, bạn nên thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống để duy trì năng lượng tốt hơn.

1. Mệt mỏi sau khi ăn có bình thường?

Hầu hết mọi người đều có cảm giác mệt mỏi sau bữa ăn. Khi đang no nê và ngồi thoải mái, bạn phải rất cố gắng để mở mắt để chống lại cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Nhìn chung, mệt mỏi một chút sau ăn là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Có một số yếu tố sinh lý và lối sống góp phần vào hiện tượng này. Khi tìm được nguyên nhân, bạn sẽ dễ dàng tìm ra các giải pháp chống lại cảm giác mệt mỏi sau ăn hơn.

2. Tại sao bị mệt mỏi sau ăn?

2.1. Do chu kỳ tiêu hóa

Cơ thể luôn cần năng lượng để hoạt động ngay cả lúc nghỉ ngơi như hô hấp, tuần hoàn máu, ... Mà nguồn cung cấp năng lượng lại đến từ thức ăn, với các chất sinh năng lượng thiết yếu như glucose, protein.

Không chỉ đơn thuần là biến đổi thức ăn thành năng lượng, chu trình tiêu hóa còn kích hoạt tất cả các loại phản ứng trong cơ thể. Các hormone như cholecystokinin (CCK), glucagon và amylin được giải phóng để tăng cảm giác no, lượng đường trong máu tăng lên và insulin được sản xuất để cho phép đường từ máu vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho tế bào.

Có những loại hormone tại não tạo cảm giác buồn ngủ sau ăn được tăng tiết trong quá trình ăn uống như serotonin. Melatonin không được tiết ra khi ăn, nhưng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sản xuất loại hormone này.

XEM THÊM: Mẹo sau bữa ăn để xoa dịu chứng ợ nóng


Có một số loại thực phẩm khiến bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn
Có một số loại thực phẩm khiến bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn

2.2. Chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm có thể tạo cảm giác buồn ngủ sau ăn như thực phẩm có chứa tryptophan được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu protein như gà tây, rau bina, đậu nành, trứng, phô mai, đậu hũ, cá.

Tryptophan được cơ thể sử dụng để tạo ra serotonin, là chất dẫn truyền thần kinh mà khi tăng tiết có thể tạo cảm giác buồn ngủ. Ở Mỹ, gà tây được cho là thủ phạm chính gây buồn ngủ sau ăn. Tuy nhiên, hàm lượng tryptophan trong gà tây không cao hơn một số loại thực phẩm khác. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm và hàm lượng tryptophan kèm theo:

Món ăn Lượng tryptophan trong 100 gam (g) thực phẩm
Tảo xoắn khô 0,93 g
Phô mai cheddar 0,55 g
Pho mát Parmesan 0,48 g
Thăn lợn nướng 0,38–0,39 g
Gà tây nướng nguyên con, bỏ da 0,29 g
Thịt ức gà tây, ít muối 0,19 g
Trứng luộc chín 0,15 g

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, lượng tryptophan được khuyến nghị trong chế độ ăn (RDA) mỗi ngày cho một người trưởng thành là 5 mg trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, đối với người nặng 68kg thì cần khoảng 340mg (0,34g) tryptophan mỗi ngày. Ngoài ra, có một số loại hoa quả cũng tạo cảm giác buồn ngủ sau ăn như cherry do làm tăng nồng độ melatonin, chuối chứa các khoáng chất giúp thư giãn cơ bắp.

2.3. Thói quen ngủ

Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến cảm giác của cơ thể sau ăn. Nếu bạn thư thái và no, cơ thể sẽ muốn nghỉ ngơi, đặc biệt nếu bạn không ngủ đủ vào đêm hôm trước.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên xây dựng và tuân thủ lịch trình giấc ngủ khoa học để hạn chế căng thẳng. Ngủ trưa có thể khiến khó ngủ ngon vào buổi tối nếu ngủ quá nhiều, nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tỉnh táo để làm việc tốt.

2.4. Hoạt động thể chất

Ngoài việc giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, tập thể dục có thể giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày, giảm cảm giác mệt mỏi sau bữa ăn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng sống và giảm cảm giác mệt mỏi sau ăn.

2.5. Các tình trạng sức khỏe khác

Trong một số trường hợp hiếm gặp, mệt mỏi hoặc buồn ngủ sau ăn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi và mắc một trong những bệnh lý trên, hãy đi khám bác sĩ. Trong trường hợp bạn không mắc bệnh lý nào nhưng có các triệu chứng khác kèm theo buồn ngủ sau ăn, bạn cũng nên đi khám để xác định nguyên nhân.

2.6. Bệnh tiểu đường

Người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường cảm thấy mệt mỏi sau ăn có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết. Tăng đường huyết xảy ra khi ăn vào quá nhiều đường. Lượng đường trong máu sẽ tăng khó kiểm soát trong trường hợp insulin hoạt động không tốt hoặc không đủ để vận chuyển đường đến các tế bào để tạo năng lượng.

Đường là nguồn năng lượng chính của tế bào, điều này giải thích tại sao insulin không hoạt động hiệu quả hoặc không đủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác liên quan đến tăng đường huyết có thể bao gồm tăng đi tiểu và khát.

Hạ đường huyết có thể xảy ra do ăn các loại carbohydrate đơn giản dễ tiêu hóa. Những carbohydrate này có thể làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến và sau đó giảm xuống trong một khoảng thời gian ngắn. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường đã dùng nhiều insulin hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác hơn mức cần thiết. Buồn ngủ có thể là một triệu chứng chính của hạ đường huyết, cùng với:

  • Chóng mặt
  • Đói
  • Cáu gắt
  • Lú lẫn

Bệnh nhân tiểu đường sẽ xuất hiện cảm giác buồn ngủ sau khi ăn
Bệnh nhân tiểu đường sẽ xuất hiện cảm giác buồn ngủ sau khi ăn

2.7. Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm

Không dung nạp hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm có thể nguyên nhân khác của mệt mỏi sau bữa ăn. Các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa hoặc các chức năng khác của cơ thể. Các triệu chứng cấp tính hoặc mãn tính khác cũng có thể xuất hiện, bao gồm rối loạn tiêu hóa, da và đau đầu hoặc đau nửa đầu.

3. Chẩn đoán mệt mỏi sau ăn

Nếu bạn cảm thấy mình cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn, hãy xem xét ghi nhật ký ăn uống. Đó có thể là một cách đơn giản và hữu ích để bắt đầu xác định xem liệu có những loại thực phẩm và thành phần cụ thể, hoặc những tác nhân kích thích khác có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn.

Nếu cảm thấy mệt mỏi sau ăn, bạn nên dành thời gian ghi nhật ký các loại thực phẩm và cảm giác sau mỗi bữa ăn dưới các tiêu chí:

  • Mức năng lượng
  • Tâm trạng
  • Chất lượng giấc ngủ
  • Hoạt động tiêu hóa

Từ đó bạn có thể tự tìm ra nguyên nhân gây mệt mỏi sau ăn hoặc nhờ sự trợ giúp của bác sĩ với cuốn nhật ký kèm theo.

Khi đi khám để chẩn đoán mệt mỏi sau ăn, bạn có thể được chỉ định xét nghiệm:

Ngoài ra, bạn cũng có thể được đề nghị tuân thủ một chế độ ăn kiêng.


Xét nghiệm dung nạp glucose giúp chẩn đoán mệt mỏi sau ăn
Xét nghiệm dung nạp glucose giúp chẩn đoán mệt mỏi sau ăn

4. Ngăn ngừa buồn ngủ sau bữa ăn

Bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát nếu thường xuyên mệt mỏi sau ăn. Nếu chỉ thỉnh thoảng mệt mỏi sau ăn, bạn có thể sử dụng một số cách thức để duy trì mức năng lượng tối ưu. Các thói quen ăn uống và lối sống có thể giúp tăng cường hoặc duy trì mức năng lượng và chống lại cơn buồn ngủ bao gồm:

  • Uống nước để không bị mất nước
  • Bổ sung chất điện giải
  • Giảm lượng thức ăn trong một bữa ăn
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia
  • Điều chỉnh mức tiêu thụ caffeine
  • Ăn thực phẩm tốt cho đường ruột, lượng đường trong máu, mức insulin và não bao gồm các thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp, nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các loại thực phẩm như rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá béo sẽ thúc đẩy duy trì năng lượng. Cố gắng kết hợp thêm các loại hạt, và dầu ô liu vào bữa ăn. Bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều đường và ăn các bữa ăn nhỏ hơn thường xuyên hơn. Nếu cảm giác mệt mỏi sau ăn làm gián đoạn hoặc thay đổi thói quen sống, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát để xác định nguyên nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ