Tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai khẩn cấp

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là một vấn đề được nhiều phụ nữ quan tâm. Chị em có thể bị chóng mặt và buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi cơ thể,... sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Ngoài ra, nhiều người còn gặp phải những vấn đề về kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh hoặc ra máu bất thường.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Tránh thai khẩn cấp là một phương pháp ngừa thai dành cho phụ nữ khi có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc khi các phương pháp ngừa thai khác không hiệu quả. Phương pháp này được khuyến nghị sử dụng trong vòng 5 ngày sau quan hệ tình dục và cần tuân thủ đúng liều lượng để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc, đảm bảo hiệu quả ngừa thai cao nhất.

Thuốc tránh thai khẩn cấp được chia thành 3 loại chính, một số yêu cầu đơn thuốc và một số khác không cần. Người dùng có thể phải uống từ 1 đến 2 viên, tùy theo thương hiệu và chỉ định liều dùng của từng loại.

  • Levonorgestrel là một loại thuốc hormone được sử dụng trong một số biện pháp tránh thai, kể cả thuốc tránh thai khẩn cấp. Thuốc này có thể dùng cho mọi người và được bán phổ biến tại các nhà thuốc với các nhãn hiệu như My Way, Plan B One-Step, Preventeza và Take Action.
  • Thuốc tránh thai kết hợp (birth control pills): Loại thuốc này cũng có thể được dùng trong trường hợp cần tránh thai khẩn cấp, mặc dù hiệu quả không cao bằng thuốc levonorgestrel và dễ gây buồn nôn hơn. Để đạt được tác dụng tránh thai khẩn cấp, chị em cần uống tối thiểu 2 viên thuốc. Đây là thuốc kê theo đơn, nên người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng liều.
  • Ulipristal: Ulipristal là một loại điều biến thụ thể progesterone chọn lọc, có tác dụng chủ yếu trong việc tránh thai khẩn cấp (Ella) và điều trị u xơ tử cung (Fibristal). Ella là một loại thuốc tránh thai không có hormone, với thành phần ulipristal giúp ức chế hoạt động của các hormone cần thiết để thụ thai. Thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. 

Trắc nghiệm: Những điều cần biết về kiêng cữ sau sinh

Sau sinh, cơ thể sản phụ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, việc thực hiện tốt các kiêng cữ sau sinh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về kiêng cữ sau sinh và thực hiện sao cho phù hợp nhất.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Thuốc tránh thai khẩn cấp được chia thành 3 loại chính.
Thuốc tránh thai khẩn cấp được chia thành 3 loại chính.

2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp dạng viên thường gặp nhất bao gồm:

  • Đau bụng: Một số ít phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đau bụng dưới đột ngột sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Để loại trừ các biến chứng nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, việc khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết là vô cùng quan trọng.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Xuất huyết tử cung bất thường: Đây là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá 2 ngày, chị em cần hết sức lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề và cần được khám kịp thời. Ngoài ra, xuất huyết tử cung bất thường còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng khác, đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
  • Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp thường khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Điều này có thể xảy ra ngay từ lần đầu sử dụng hoặc sau nhiều lần dùng thuốc. Nguyên nhân là do thuốc có khả năng ức chế hormone nữ, khiến trứng không rụng và tinh trùng không thể gặp trứng.
  • Chóng mặt và buồn nôn: Tỷ lệ người gặp phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp này là khoảng 50%. May mắn thay, tình trạng này thường tự cải thiện sau 1-2 tuần hoặc sớm hơn.
  • Nôn
  • Vú mềm.
  • Tăng cân bất thường.
  • Rối loạn huyết áp và hô hấp.
  • Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng và trầm cảm. 
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gây buồn nôn.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gây buồn nôn.

Chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách giảm thiểu buồn nôn. Lúc này, mọi người có thể được kê một số loại thuốc chống nôn để sử dụng trước khi dùng thuốc tránh thai. Trong trường hợp chị em nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn xem có cần tiếp tục sử dụng loại thuốc tránh thai đó hay lặp lại liều dùng hay không.  

Khi sử dụng levonorgestrel, phụ nữ có thể gặp tình trạng chảy máu bất thường, nhưng hiện tượng này sẽ dần biến mất cho đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Tuy nhiên, kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường, có thể nhẹ hơn hoặc nặng hơn. Nếu sau 3 tuần chị em vẫn chưa có kinh, hãy thử thai để đảm bảo rằng bản thân không mang thai.

3. Đối tượng nào có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bất kể tuổi tác, đều có thể cần sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vào một số thời điểm. Không có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào đối với việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cho bất cứ đối tượng nào, đồng thời cũng không có giới hạn tuổi khi sử dụng loại thuốc này. 

Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

4. Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong những trường hợp nào?

Các trường hợp cần sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bao gồm:

  • Phụ nữ chưa sử dụng biện pháp tránh thai nào.
  • Phụ nữ không được bảo vệ bởi biện pháp tránh thai hiện có.
  • Khi biện pháp tránh thai gặp sự cố:
    • Bao cao su rách, tuột hoặc sử dụng không đúng cách.
    • Quên uống thuốc tránh thai hàng ngày từ 3 ngày trở lên.
    • Đối với thuốc chứa progestogen, chị em uống muộn hơn 3 giờ so với thời gian dùng cố định hàng ngày hoặc 27 giờ sau liều trước.
    • Đối với thuốc tránh thai thông thường (0,75mg), chị em uống muộn hơn 12 giờ so với thời gian dùng cố định hàng ngày hoặc 36 giờ sau liều trước.
    • Đối với thuốc tiêm proestogen norethisterone enanthate (NET-EN), chị em dùng muộn hơn 2 tuần.
    • Đối với thuốc tiêm proestogen chỉ chứa depot-medroxyprogesterone acetate (DMPA), chị em tiêm muộn hơn 4 tuần.
    • Đối với biện pháp tiêm kết hợp CIC, mọi người tiêm muộn hơn 7 ngày.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản nếu lạm dụng. Vì vậy, phụ nữ nên cân nhắc sử dụng các biện pháp an toàn khác như bao cao su, vòng tránh thai hay thuốc tránh thai hằng ngày. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, chị em cần uống thuốc ngay sau khi quan hệ, đảm bảo đúng liều lượng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.

Nếu chưa có kế hoạch mang thai và mong muốn chuẩn bị sức khỏe cũng như tinh thần tốt nhất trước khi sinh con, chị em phụ nữ hãy đến khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân tại các cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp cho chị em những lời khuyên về các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả trước khi kết hôn.  

Mọi người cũng sẽ được kiểm tra đánh giá khả năng sinh sản, tình dục, cùng với sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và bệnh lý di truyền. Đặc biệt, quá trình khám sẽ giúp phát hiện sớm các nguyên nhân dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn, từ đó có thể can thiệp kịp thời. Đồng thời, các bác sĩ sẽ tư vấn về thời điểm thích hợp để sinh con và cách để có con khỏe mạnh, thông minh. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe