Tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm vắc xin cúm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cúm là một bệnh thường gặp do viêm đường hô hấp cấp tính gây ra bởi nhiều loại virus cúm và có khả năng lây nhiễm cao. Mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh này và thường sẽ xảy ra theo mùa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về bệnh cúm, tiêm vacxin cúm tác dụng phụ nhiều không và có nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ?

1. Sơ lược về bệnh cúm

Virus cúm gồm 3 chủng là A, B và C. Trong đó, cúm A thường là nguyên nhân gây ra nhiều đại dịch cúm trên thế giới (H1N2, H5N5, H1N5...). Cúm B là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh cúm nhẹ hơn và có xu hướng phát triển, lưu hành cùng với cúm A trong các đợt bùng phát bệnh lớn hàng năm. Cúm C thường gây bệnh nhẹ như cảm lạnh.

Cúm thường lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Bệnh cúm cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như: tay dính virus (khi bắt tay), sử dụng chung điện thoại, điều khiển tivi,... rồi đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng của mình.

Cúm gia cầm sẽ lây từ gia cầm lẫn nhau, cũng có trường hợp lây từ gia cầm sang người. Hiếm khi có trường hợp lây cúm gia cầm từ người sang người. Cúm gia cầm thường có nguy cơ tử vong cao (ngay cả với người khoẻ mạnh).


Virus cúm gồm 3 chủng là A, B và C
Virus cúm gồm 3 chủng là A, B và C

2. Cách phòng ngừa bệnh cúm

Để tránh lây lan bệnh cúm bạn nên thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc các loại nước sát trùng thay thế. Khi chăm sóc người cúm cần rửa tay thường xuyên hơn, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cúm. Nếu bản thân đang mắc bệnh cúm thì nên ở nhà ít nhất 24h sau khi hết sốt.

Cách phổ biến để phòng ngừa cúm hiện nay đó là tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm. Đây là cách phòng ngừa cúm hiệu quả nhất, những người đã được tiêm vắc xin ngừa cúm nếu mắc bệnh thường sẽ nhẹ hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn và nguy cơ tử vong cũng thấp hơn nhiều so với người không tiêm.

3. 3. Thời điểm nào nên tiêm vắc xin ngừa cúm? Tác dụng phụ của vắc xin

Chủng virus cúm sẽ thay đổi hàng năm, do vậy, cần tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm trước khi vào mùa dịch cúm. Ví dụ như ở bán cầu bắc, bệnh cúm thường xảy ra từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Còn bán cầu nam sẽ bắt đầu mùa cúm từ tháng 5 - 10. Khu vực nhiệt đới thường xuất hiện bệnh cúm bất kỳ thời điểm nào. Bạn cần tiêm vắc xin ngừa cúm trước thời điểm mùa bệnh càng sớm càng tốt.

Hiện nay có 3 loại vắc xin ngừa cúm, bao gồm: tiêm bắp, tiêm dưới da và dạng xịt mũi. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có loại tiêm bắp.


Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm trước mùa cúm càng sớm càng tốt
Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm trước mùa cúm càng sớm càng tốt

Vacxin cúm tác dụng phụ chủ yếu là ở chỗ tiêm chích. Thông thường, sau khi tiêm bệnh nhân sẽ có triệu chứng như đau nhức toàn thân, nhức đầu, sốt nhẹ... Thường thì những triệu chứng này tự hết hoàn toàn trong từ 1 - 2 ngày. Sau khi tiêm vacxin ngừa cúm cần được theo dõi cẩn thận, nếu có triệu chứng bất thường cần được đưa tới cơ sở y tế uy tín để kịp thời có phương án xử lý.

4. Có nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ?

Có nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ? Theo Bộ y tế khuyến cáo, tất cả trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi đều nên đi tiêm phòng cúm hàng năm. Bởi đây là lứa tuổi dễ mắc cúm nhất và dễ có nguy cơ bị biến chứng do bệnh cúm gây ra.

Tất cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng cần đi tiêm ngừa bệnh cúm để ngừa bệnh cúm cho bé từ khi còn trong bụng mẹ và những trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chích ngừa cúm.

Chống chỉ định chích ngừa cúm với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và trẻ từng dị ứng với vắc xin ngừa cúm.

Hiện nay có vắc xin Vaxigrip là vắc xin ngừa cúm gồm các chủng virus theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO dành cho khu vực bắc bán cầu. Tại Việt Nam, loại vắc xin này đang được sử dụng để chích ngừa cúm cho trẻ em với dạng quy cách 0.25 ml. Còn dạng 0.5ml là liều dùng cho người lớn.

Đây là loại vắc-xin lần đầu tiên được sử dụng tại Pháp, sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể tự nhiên để bảo vệ phòng ngừa bệnh cúm. Vắcxin sẽ có hiệu quả phòng bệnh cúm sau khi tiêm khoảng từ 2 - 3 tuần và có hiệu quả phòng bệnh trong từ 6 - 12 tháng.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện hiện cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm (0,25ml và 0,5ml) được sản xuất bởi hãng GSK (Bỉ).

Tiêm vắc - xin phòng cúm tại Vinmec có những ưu điểm như:

● Nguồn vắc-xin Vinmec sử dụng được nhập khẩu có kiểm định rõ ràng, sử dụng phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới.

● Với trẻ nhỏ, trước khi tiêm phòng, tất cả các bé được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe khi tiêm chủng.

● Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.

● 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

● Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe