Sự thay đổi của cơ thể trẻ ở tuổi 5-8

Khi trẻ bắt đầu vào những năm tiểu học, bạn sẽ dần nhận thấy sự thay đổi về ngoại hình của con. Đến 8 tuổi, một số trẻ sẽ bước vào tuổi dậy thì sớm. Vì vậy, mỗi trẻ ở độ tuổi đi học sẽ có chiều cao, cân nặng và hình thể rất khác so với bạn bè.

1. Cân nặng và chiều cao của trẻ 5 - 8 tuổi

Trẻ em sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tiểu học với tốc độ tương tự như những năm mẫu giáo. Để trả lời cho câu hỏi Trẻ 5 tuổi nặng bao nhiêu, các chuyên gia cho biết chúng sẽ tăng thêm 5 - 7,6cm chiều cao và 1,3 - 3 kg cân nặng mỗi năm. Tỷ lệ này sẽ không đổi cho đến trước tuổi dậy thì.

Bạn có thể tham khảo chiều cao trẻ 6 tuổi hay cân nặng trẻ 8 tuổi theo bảng sau:


Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của trẻ nam và nữ theo WHO.
Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của trẻ nam và nữ theo WHO.

Video đề xuất:

Cách tăng chiều cao tối đa trong giai đoạn dậy thì

2. Sự thay đổi bên ngoài ở trẻ 5 - 8 tuổi

Khi chân dài ra, trẻ sẽ trông cao hơn và mảnh mai hơn. Gần như tất cả phần mỡ còn sót lại ở giữa cơ thể đều được phân bổ lại để tạo ra chiếc bụng phẳng. Một số trẻ có mỡ bụng là do các vấn đề về lối sống hoặc di truyền. Khối lượng cơ bắp hình thành, làm tăng thêm vóc dáng săn chắc và gọn gàng của con.

Cùng với cơ thể mới, những thay đổi trong não cũng cho phép trẻ ở độ tuổi đi học cải thiện khả năng cân bằng và phối hợp cơ bắp. Bé sẽ đạt được mức độ kiểm soát gần như người lớn ở cả kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

Khi răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn, khuôn mặt bé cũng thay đổi theo. Đường viền hàm lớn hơn một chút và rõ ràng hơn để phù hợp với răng mới. Do đó khuôn mặt của con có thể trông dài hơn và sắc sảo hơn.

Ở một số trẻ, màu tóc sẽ thay đổi tối hơn một chút, hoặc thay đổi về kết cấu, ví dụ các lọn tóc xoăn nho nhỏ chuyển sang dạng sóng nước bồng bềnh.


Trẻ có thể xuất hiện bụng mỡ do nhiều nguyên nhân
Trẻ có thể xuất hiện bụng mỡ do nhiều nguyên nhân

3. Sự thay đổi bên trong ở trẻ 5 - 8 tuổi

Khoảng 7 - 8 tuổi, một số bé gái bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu dậy thì đầu tiên, đó là sự phát triển của các chồi vú và lông trên cơ thể. Đây là mức độ khá sớm, bởi độ tuổi dậy thì trung bình là khoảng 9 - 10 tuổi. Ngày nay, các bác sĩ càng thấy nhiều bé gái có các dấu hiệu dậy thì trước 7 tuổi.

Hầu hết các bé trai không thể hiện những thay đổi rõ ràng ở tuổi dậy thì cho đến 9 - 14 tuổi, trung bình muộn hơn khoảng 2 năm so với các bé gái.

Video đề xuất:

Bé trai thay đổi ra sao khi đến tuổi dậy thì?

Ở độ tuổi này, bạn nên bắt đầu giáo dục giới tính cho cả bé trai và bé gái về các vấn đề như: nam nữ và dị tính, những quy ước về sự riêng tư, khỏa thân. Trẻ nên biết không được để lộ vùng kín ở nơi công cộng, cũng như biết cách vệ sinh, giữ bộ phận này sạch sẽ. Mẹ cũng phải dạy trẻ những điều cơ bản về dậy thì vì tình trạng dậy thì sớm ngày càng phổ biến. Hơn nữa, bé cũng cần biết thêm về quá trình sinh sản, cách tạo ra em bé... Cũng giống như dạy trẻ kỹ năng bơi hay băng qua đường, đây đều là những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của trẻ.

Lưu ý khi dạy con về những vấn đề nhạy cảm, hãy bắt đầu ở một nơi thoải mái để giúp trẻ dễ lắng nghe bạn nói hơn, tránh tạo cảm giác căng thẳng. Ba mẹ có thể đưa ra một số tình huống giả định phù hợp, hoặc đề cập vấn đề này trong lúc tắm cho con để bé dễ hiểu hơn.

Trẻ từ 5-8 tháng tuổi đã có những thay đổi nhất định cả về cơ thể lẫn tâm sinh lý. Vì thế cha mẹ cần quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nếu trẻ chưa nhận định được các phương hướng giải quyết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe