Sự phát triển của trẻ sinh non ở tuần 23-24

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra ở tuổi thai dưới 37 tuần. Những trẻ này có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Ở tuổi thai 23 đến 24 tuần, trẻ sinh con có nguy cơ mắc các biến chứng cao nhất. Tuy nhiên vẫn có nhiều hy vọng trong điều trị và chăm sóc tích cực ở những trẻ cực non tháng này.

1. Trẻ sinh non là gì?

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh như: Bại não, chậm phát triển tinh thần vận động khiếm thính và khiếm thị cao hơn so với những trẻ đủ tháng. Nguy cơ này càng cao nếu trẻ sinh ra càng non tháng.

Tất cả trẻ sinh non đều có cân nặng thấp và cần nhận được chăm sóc y tế tích cực. Một đứa trẻ được sinh ra sớm 3 đến 4 tháng sẽ phải đối mặt với các biến chứng khác xa so với một đứa trẻ được sinh ra sớm 1 đến 2 tháng. Vì vậy tiên lượng cho trẻ sinh non là rất khác biệt ở những tuổi thai khác nhau.


Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh như bại não, chậm phát triển
Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh như bại não, chậm phát triển

2. Phân loại sinh non dựa vào tuổi thai

Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới - WHO 2014:

  • Sinh cực non: < 28 tuần
  • Sinh rất non: Từ 28 – < 32 tuần
  • Sinh non trung bình: Từ 32 – 33 tuần 6 ngày
  • Sinh non muộn: Từ 34 – 36 tuần 6 ngày
  • Thai gần đủ tháng: Từ 37 – 38 tuần 6 ngày
  • Thai đủ tháng: Từ 39 – 41 tuần.

3. Sự phát triển của trẻ sinh non ở tuần 23 đến 24

Đối với trẻ sinh non ở tuần thai thứ 23 tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh có sự khác biệt rất lớn theo từng ngày

  • Từ 23 tuần 0 ngày đến 23 tuần 2 ngày: Không có trẻ sơ sinh nào sống sót
  • Từ 23 tuần 3 ngày và 23 tuần 4 ngày: 40% trẻ sơ sinh sống sót
  • Từ 23 tuần 5 ngày và 23 tuần 6 ngày: 63% trẻ sơ sinh sống sót.

Trẻ sinh non trong khoảng thời gian từ 23 đến 24 tuần tuổi thai được gọi là trẻ sinh cực non. Những trẻ này chỉ nặng khoảng vài trăm gram và dài khoảng 30 – 35 cm từ đầu đến chân. Em bé được sinh ra vào thời điểm này sẽ được bao phủ bởi một lớp lông tơ để giữ ấm, vì chúng chưa phát triển mỡ nâu để giữ nhiệt cho cơ thể.

Da của trẻ sinh cực non rất mỏng, có màu đỏ mọng có hoàn toàn có thể hình thấy các mạch máu ở bên dưới. Mặc dù, mắt của chúng thông thường nhắm lại, nhưng vẫn sẽ có lông mi và lông mày phát triển đầy đủ. Trẻ sinh non ở thời điểm này đã có móng tay. Trẻ sinh cực non thường chưa có độ cong của thai. Xương sọ ọp ẹp, dễ bị biến dạng.

Hầu hết các hệ thống của cơ thể đều kém phát triển, đây cũng là lý do tại sao nhiều trẻ sinh non 23 tuần và 24 tuần sẽ cần hỗ trợ hô hấp trong thời gian dài.

Trẻ ở độ tuổi này đã hình thành đầy đủ hệ thống thính giác và có thể nghe thấy giọng nói của bạn. Những tiếng động lớn có thể được gây quá tải cho hệ thống thần kinh non nớt và chưa phát triển của trẻ.


Trẻ sinh non 23 tuần và 24 tuần sẽ cần hỗ trợ hô hấp trong thời gian dài
Trẻ sinh non 23 tuần và 24 tuần sẽ cần hỗ trợ hô hấp trong thời gian dài

4. Những cải thiện trong việc chăm sóc trẻ sinh cực non 23 – 24 tuần

Ở nhiều trung tâm y tế, trẻ sơ sinh được sinh dưới 25 tuần sẽ được đánh giá về khả năng sống sót ngay tại thời điểm vừa sinh ra và quyết định hồi sức dựa trên phản ứng lâm sàng của trẻ sơ sinh. Trước đây, việc hồi sức tích cực và kéo dài cho trẻ sơ sinh ở tuần 22 và 23 không phổ biến vì tiên lượng rất xấu và các bác sĩ lâm sàng không muốn gây đau đớn không cần thiết khi cơ hội sống sót bị hạn chế.

Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây trong chăm sóc sản khoa và nhi khoa đã giúp cải thiện tỷ lệ sự sống sót của một số trẻ sơ sinh khi mang thai 22 tuần tuổi, mở ra một cơ hội mới và niềm tin từ lâu về giới hạn của khả năng sống.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thể sống sót của một trẻ sơ sinh cực non 23 – 24 tuần, đặc biệt là điều kiện cơ sở vật chất của nguồn lực y tế hiện có, việc quản lý doạ sinh non và chuyển dạ sinh non ở tuổi 22 và 23 tuần là một trong những thử thách lớn nhất của bác sĩ sản khoa.

Nguồn tham khảo: verywellfamily.com

Video đề xuất:

Dấu hiệu nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe