Sự phát triển của trẻ sinh non ở tuần 28 - 30

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Đặng Thị Ngoan - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Sinh non là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Tuy vậy, nhờ vào sự phát triển của chuyên ngành nhi sơ sinh mà những em bé được sinh ra ở tuần 28 đến 30 tuần có tiên lượng sống và tỷ lệ mắc các biến chứng nặng nề được cải thiện đáng kể.

1. Sinh non là gì?

Sinh non là tình trạng thai phụ chuyển dạ và sinh xảy ra trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh ra rất sớm thường có các vấn đề y tế phức tạp. Thông thường, các biến chứng của sinh non khác nhau. Những em bé được sinh ra càng sớm thì nguy cơ biến chứng càng cao.

Thời gian sinh non được phân loại như sau:

  • Sinh cực non: Dưới 28 tuần thai kỳ
  • Sinh rất non: Từ 28 đến 32 tuần thai kỳ
  • Sinh non vừa đến muộn: Từ 32 đến 37 tuần thai kỳ

2. Trẻ sinh non ở tuần 28 đến 30 có nguy cơ gì?

Theo các chuyên gia tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sinh ra sau 28 tuần mang thai gần như có đầy đủ (94%) cơ hội sống sót, mặc dù chúng có xu hướng gặp nhiều biến chứng và cần điều trị tích cực trong NICU hơn so với trẻ sinh ra ở tuổi thai lớn hơn. Trẻ sinh sau tuần 30 có xu hướng ít hoặc không gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc phát triển lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sinh trước 32 tuần đều có xu hướng gặp các vấn đề về hô hấp.

Những em bé gặp vấn đề về hô hấp có thể sẽ cần được sử dụng máy thở trong một thời gian. Một số trẻ gặp khó khăn trong việc cho ăn và ban đầu có thể tiếp nhận bữa ăn của mình thông qua một ống được đưa vào mũi hoặc miệng và truyền xuống dạ dày. Bởi vì hệ thống miễn dịch của họ vẫn đang phát triển, họ cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn và dễ bị hạ đường huyết và hạ thân nhiệt.

Khả năng được xuất viện ở trẻ sinh ra ở độ tuổi này thường về nhà vài tuần trước hoặc đúng vào ngày dự sinh ban đầu, miễn là chúng không gặp bất kỳ biến chứng hoặc bệnh tật nghiêm trọng nào.


Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp
Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp

3. Sự phát triển của trẻ sinh non 28 đến 30 tuần

Trẻ ở giai đoạn này nếu được nuôi dưỡng trong tử cung, em bé ngày càng nặng hơn, bắt đầu cử động thường xuyên hơn, biết sự khác biệt giữa một số âm thanh - ví dụ như giọng nói và âm nhạc - bắt đầu cầm nắm bằng tay, mở và nhắm mắt.

Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp. Trẻ có thể bắt đầu vận động và co duỗi tích cực hơn khi cơ bắp của trẻ phát triển tốt hơn.

Những giấc ngủ sâu yên tĩnh của trẻ (khi trẻ không cử động) và giấc ngủ nông (khi trẻ cử động chân tay và mắt) tăng lên vào khoảng 30 tuần. Trẻ cũng sẽ bắt đầu có các các giai đoạn tỉnh táo và mở mắt ngắn, nhưng điều này có thể bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của trẻ. Vì môi trường bên ngoài có thể kích thích gây stress cho trẻ.

Trẻ bắt đầu nhắm chặt mi mắt nếu trời sáng, trẻ cũng không thể vận động cả hai mắt cùng nhau nhiều. Đôi mắt của trẻ thường sẽ không cảm nhận được nhiều kích thích ở độ tuổi này, vì vậy các bác sĩ cũng sẽ cố gắng hạn chế các kích thích từ ánh sáng đến trẻ trong giai đoạn này.

Trẻ cũng có thể tiếp tục phản ứng với những âm thanh dễ chịu và vẫn nhạy cảm với những âm thanh gây kích động khác. Trẻ sơ sinh non tháng có thể yên lặng và chú ý đến giọng nói của bạn và thậm chí có thể 'thức giấc' khi bạn bước vào phòng. Bạn có thể bắt đầu nói chuyện hoặc hát cho bé nghe trong thời gian bé tỉnh táo. Nhưng hãy duy trì sự kích thích ở mức độ vừa phải - ví dụ như giao tiếp bằng mắt hoặc nói chuyện, nhưng không phải cả hai cùng một lúc.

Phản xạ cơ bản của trẻ (rooting reflex) có thể bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian này. Nếu bạn chạm vào má của trẻ, trẻ sẽ hướng về phía má vừa được chạm. Điều này được gọi là phản xạ cơ bản. Điều này có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng cho việc cho con bú. Bé sẽ hướng về núm vú mẹ theo hướng mà bên má của bé được vuốt ve. Tuy nhiên trẻ có thể bắt đầu bú, nhưng trẻ vẫn chưa thể bú vú mẹ tại thời điểm này.


Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp
Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp

Trẻ sơ sinh ở giai đoạn này, trẻ có thể vẫn còn nhạy cảm khi chạm vào, nhưng trẻ thích tiếp xúc đều đặn, nhẹ nhàng, chạm tay vào da hoặc da kề da. Bạn có thể tham gia vào việc chăm sóc em bé vào thời điểm này.

Đến tuần thứ 29 đến 30, thai nhi đang lớn đã trưởng thành hơn rất nhiều. Trẻ sinh non từ 29 đến 30 tuần sẽ vẫn phải nằm NICU lâu, nhưng các cơ quan quan trọng của trẻ đã phát triển hơn nhiều so với trẻ sinh ra trước đó. Ở tuần thứ 29 đến 30, trẻ sinh non nặng khoảng 3 pound (1300 – 1400 g) và dài khoảng 17 inch (43 – 45 cm). Mặc dù chúng vẫn còn rất nhỏ, nhưng trẻ 29 tuần và 30 tuần tuổi có nhiều chất béo dự trữ dưới da hơn, khiến chúng trông đầy đặn hơn nhiều. Trẻ cũng đang bắt đầu rụng lông tơ (lông mịn bao phủ cơ thể trẻ).

Ngoài tất cả sự trưởng thành bên ngoài có thể nhìn thấy, não bộ cũng trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng. Não của trẻ sinh non 29 và 30 tuần bắt đầu có rãnh và nhăn nheo. Phần nào kiểm soát thân nhiệt cũng đủ trưởng thành để bắt đầu kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Ở độ tuổi này, trẻ sinh non cảm thấy an toàn và ấm áp khi được quấn và làm tổ trong lồng ấp. Ngoài ra, vào thời điểm này, dạ dày và ruột của trẻ đang trưởng thành và sẵn sàng để tiêu hóa sữa. Trẻ chưa sẵn sàng để bú núm vú nhưng có thể bắt đầu ngậm núm vú giả để giúp phát triển cơ ăn.

Ngoài việc sử dụng núm vú giả, chăm sóc kangaroo trong khi bú sẽ giúp bé phát triển tốt hơn. Đây cũng là biện pháp giúp bạn gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé.

4. Những biến chứng có thể gặp ở trẻ sinh non từ 28 đến 30 tuần

4.1. Các vấn đề về hệ hô hấp

Trẻ sinh non thiếu tháng thường mắc các bệnh về hệ hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh. Trường hợp này thường gặp ở trẻ sinh non dưới 34 tuần.

Ngoài ra, trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp mãn tính, nguy cơ tử vong cao.

Trẻ sinh non dưới 32 tuần phải thở bằng máy do chức năng phổi chưa hoàn thiện có thể mắc loạn sản phế quản phổi. Loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao do tăng áp lực động mạch phổi dẫn đến xơ phổi, xẹp phổi, gây nhiễm trùng nặng.

4.2. Hạ huyết áp

Mạch máu của trẻ sinh non khá yếu, không đủ khả năng duy trì lượng máu bình thường, ổn định quá trình lưu thông máu, vì thế trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị huyết áp thấp, ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch sau này.

4.3. Rối loạn tiêu hóa

Một trong những vấn đề mà trẻ sinh non thường gặp phải là rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ sinh non rất non nớt, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử, nhất là trẻ sinh non không được nuôi bằng sữa mẹ.


Một trong những vấn đề mà trẻ sinh non thường gặp phải là rối loạn tiêu hóa
Một trong những vấn đề mà trẻ sinh non thường gặp phải là rối loạn tiêu hóa

4.4. Các rối loạn máu

Các tế bào máu của trẻ sinh non thiếu tháng còn rất yếu, dễ dẫn đến các rối loạn máu như: thiếu máu, vàng da, nhiễm trùng máu...vì các tế bào máu của trẻ còn yếu do chưa phát triển đầy đủ.

4.5. Hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch yếu là nguyên nhân khiến trẻ sinh non hay đau ốm, khó hồi phục sức khỏe. Trẻ sinh càng non, hệ miễn dịch càng chưa có đủ thời gian hoàn thiện, trẻ có thể mắc rất nhiều bệnh và dễ bị lây bệnh từ môi trường xung quanh.

4.6. Chuyển hóa bất thường

Trẻ sinh non có chậm phát triển không? Rất khó có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Tốc độ phát triển phụ thuộc vào thể trạng của từng trẻ, nhưng nhìn chung trẻ sinh non có tốc độ chuyển hóa chậm khiến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị cản trở, dễ sản sinh ra các hormon bất thường.

4.7. Có vấn đề về thị lực và thính lực

Trẻ sinh non tháng có thể mắc các vấn đề rối loạn thị giác và thính lực. Vì thế, các bác sĩ thường kiểm tra khả năng nghe và quan sát của trẻ sinh non ngay từ những ngày đầu sau sinh để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc có cân nặng dưới 1,5kg có nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây mù lòa.

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các rối loạn về thị lực và thính lực vì những cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện. Phụ huynh cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp.

4.8. Bại não

Một trong những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà trẻ sinh non có nguy cơ phải đối mặt là bại não. Đây là hiện tượng rối loạn thần kinh gây suy yếu cơ, hạn chế các cử động bình thường. Nguyên nhân gây bại não ở trẻ sinh non là do quá trình lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh kém phát triển.

Trẻ sinh non dưới 30 tuần tuổi cần được theo dõi sát sao trong vài ngày đầu sau sinh vì trẻ có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.


Một trong những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà trẻ sinh non có nguy cơ phải đối mặt là bại não
Một trong những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà trẻ sinh non có nguy cơ phải đối mặt là bại não

4.9. Rối loạn hành vi

Hệ thần kinh kém phát triển cũng có thể gây ra những rối loạn hành vi ở trẻ sinh non thiếu tháng như: nhận thức kém, tăng động...

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: raisingchildren.net.au, verywellfamily.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe