Trẻ bước sang tuần 51 cũng là lúc nhìn lại chặng đường phát triển trong một năm qua. Lúc này, trẻ đã có những bước phát triển lớn về kích thước cơ thể, khả năng vận động và chúng sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong những năm tiếp theo.
1. Sự phát triển của trẻ 51 tuần tuổi
Về kích thước cơ thể, chiều cao của trẻ đã tăng gấp 1,5 lần và cân nặng tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Bé ở 51 tuần tuổi trung bình có cân nặng khoảng 10kg vào chiều cao 76,2cm. Sau thời điểm này, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo đà tăng trưởng này, trẻ sẽ tiếp tục phát triển tốt cho đến 5 tuổi.
Về khả năng vận động, trẻ trở nên khá giỏi trong việc leo lên và xuống cầu thang, có thể đứng mà không cần có giá đỡ, ngồi xổm, cúi xuống và tự đứng lên. Khi đã thành thạo với tư thế đứng vững, trẻ bắt đầu thử ngồi xổm để nhặt đồ chơi. Sẽ không lâu nữa trẻ có thể tự đi lại, nếu hiện tại chưa biết đi.
Đối với trẻ, hầu hết mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi. Vì vậy, hãy bỏ qua những thứ đồ chơi bằng nhựa và vào khu bếp với những chiếc cốc đo lường xếp chồng lên nhau, bộ thìa cà phê ồn ào và những chiếc thìa cán dài.
Các loại đồ chơi tốt là đồ chơi có thể dạy trẻ về kích thước, hình dạng, màu sắc, khái niệm về không gian như quan sát từ trong ra ngoài và mang lại các cơ hội để phối hợp các hành động tay - mắt và các kỹ năng vận động quan trọng khác.
2. Dinh dưỡng cho trẻ 51 tuần tuổi
Bé ở tuần 51 có thể trở nên biếng ăn ngay cả những đứa trẻ dễ ăn uống. Trẻ có thể từ chối các loại thức ăn, không ăn gì trong ngày hoặc lâu hơn. Trong hoàn cảnh này, bạn không nên ép trẻ ăn nếu chúng không muốn ăn. Thay vào đó, các bà mẹ nên cho trẻ ăn các bữa ăn nhỏ, cân bằng dinh dưỡng, đa dạng các loại thức ăn. Một số trẻ có thể ăn ít rồi lại ăn nhiều trong bữa tiếp theo. Do đó, nhìn chung, trẻ có thể nhận được một lượng dinh dưỡng tốt. Nếu trẻ chỉ ăn trái cây trong ngày, bạn cần cố gắng cho trẻ ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt và protein.
Nếu những ngày này trẻ có vẻ giảm cân hoặc không còn phát triển. Điều này có thể là do trẻ đốt cháy nhiều calo trong khi “quá bận rộn” khám phá về thế giới xung quanh. Ngoài ra, bé đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm hơn, nên bố mẹ có thể cảm giác trẻ ngừng phát triển. Cha mẹ nên tiếp tục cung cấp các bữa ăn chính kết hợp các món ăn nhẹ lành mạnh theo hàm lượng nhỏ với mức độ thường xuyên là chìa khóa phát triển cho trẻ ở độ tuổi này. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ uống nhiều nước.
3. Tổ chức bữa tiệc sinh nhật 1 tuổi đáng nhớ cho trẻ bằng cách nào?
Để bữa tiệc sinh nhật trở nên đáng nhớ, thay vì làm những việc khiến bé choáng ngợp, hãy tập trung vào những việc mang lại niềm vui và cảm giác thoải mái cho trẻ. Một số cách sau có thể áp dụng để trẻ có ngày sinh nhật trọn vẹn:
- Duy trì tinh thần thoải mái cho trẻ: Nếu bữa tiệc diễn ra vào buổi chiều, bạn nên giữ cho buổi sáng của trẻ được yên tĩnh bằng các hoạt động như tô màu, đọc sách, xem video thay vì chạy loanh quanh. Mục đích là để tránh trẻ bị kiệt sức và kích thích cảm giác vui vẻ trong bữa tiệc.
- Tổ chức bữa tiệc đơn giản: Đặt các loại đồ chơi ở giữa phòng và để trẻ ở đó. Không cần đến các trò chơi hoặc các hoạt động cầu kỳ và giữ cho bữa tiệc chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ. Bằng cách đó, bạn có thể vừa trò chuyện với mọi người vừa theo dõi con.
- Nhờ bạn bè hoặc người thân chụp ảnh lưu niệm: Những bức ảnh đáng nhớ nên chụp có cả bố mẹ và con như cảnh trẻ thổi nến, ăn bánh sinh nhật hoặc mở hộp quà.
- Đừng ép trẻ làm những điều không thích: Nếu trẻ không muốn mở quà sinh nhật, không muốn giao lưu với mọi người hoặc trở nên quá sức và cần rồi bữa tiệc để chợp mắt, hãy để trẻ làm những điều trẻ muốn. Mọi người đều có thể hiểu cho hoàn cảnh đó và bằng cách nào đó hãy tiếp tục nói chuyện và giữ cho quan khách được vui vẻ.
Ở tuần tuổi 51 sau sinh trẻ đã có sự phát triển vượt bậc cả về nhận thức, vận động và khả năng tư duy. Cha mẹ nên theo dõi từng bước phát triển của con để chúng hoàn thiện mình hơn nữa.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh.
Trẻ cần được cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: parents.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong