Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 18 sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ 18 tháng tuổi rất hiếu động và tinh nghịch, lúc này trẻ đã có thể biết được một số điều được phép và không được phép làm, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ chấp nhận nghe lời bạn. Mẹ hãy đọc và tìm hiểu xem trẻ 18 tháng tuổi có thể làm gì để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Giấc ngủ ở trẻ 18 tháng tuổi

Một ngày nào đó, bạn có thể thấy trẻ thức dậy sớm hơn bình thường so với giấc ngủ hàng ngày của chúng. Giai đoạn này là phổ biến ở trẻ 18 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ ít hơn vào vào buổi trưa, không chấp nhận ngủ đêm. Điều cần làm là mẹ hãy cứ duy trì thói quen ngủ trưa ở trẻ, cho dù trẻ sẽ ngủ trưa ít hơn, việc này sẽ giúp trẻ không bị mất sức vào buổi chiều và buổi tối.

Trẻ 18 tháng tuổi sẽ ngủ trung bình khoảng 13 tiếng rưỡi một ngày, trong đó giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 giờ.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Khi nào thì mẹ nên đổi một cái giường lớn hơn cho bé?

Đa số trẻ em đều không nhất thiết phải di chuyển từ cũi sang một cái giường lớn hơn cho đến khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Nếu bạn cảm thấy trẻ chưa sẵn sàng thì hãy thực hiện quá trình chuyển đổi này một cách từ từ. Bạn lo lắng trẻ có thể bị rơi ra ngoài, hãy thử đặt một chiếc khăn ở mép giường trong những ngày hoặc tuần đầu tiên cho đến khi trẻ quen với chiếc giường mới. Bạn có thể đặt một số gối hoặc đệm trên sàn để cho trẻ hạ cánh một cánh mềm mại nếu chúng lăn hoặc ngã khỏi giường.


Cha mẹ nên trải đệm hoặc gối trên sàn để tránh trẻ bị ngã
Cha mẹ nên trải đệm hoặc gối trên sàn để tránh trẻ bị ngã

Ngoài ra, bạn nên chọn một chiếc giường cho trẻ mới biết đi thấp hơn một chiếc giường đơn, vì vậy trẻ sẽ dễ dàng trèo ra trèo vào. Một số cha mẹ chỉ sử dụng nệm giường đơn trên sàn nhà cho trẻ để tránh trẻ bị ngã.

3. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế giới, chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 18 tháng tuổi là:

  • Các bé gái 18 tháng tuổi: Chiều cao trung bình cần đạt 80,7cm. Cân nặng trung bình đạt 10,2 kg.
  • Các bé trai 18 tháng tuổi: Chiều cao trung bình cần đạt 82,3cm. Cân nặng trung bình đạt 10,9 kg .

Để trẻ phát triển khỏe mạnh mẹ cần tiếp tục cung cấp cho trẻ 3 bữa ăn mỗi ngày bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm chính cộng với một vài món ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe và khoảng 400ml sữa. Mẹ nên khuyến khích trẻ nếm, ăn thử ít nhất 5 loại rau quả khác nhau mỗi ngày, các loại rau quả được khuyến nghị nên ăn khoảng 40g/ 1 ngày. Khẩu phần ăn của trẻ cần cân bằng, giàu dinh dưỡng có chứa tinh bột, protein, các loại rau củ quả. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều các loại bánh kẹo, nước ngọt. Chế độ dinh dưỡng này sẽ giúp trẻ 18 tháng tuổi có một cuộc sống khỏe mạnh.

Ở độ tuổi này trẻ có thể dùng hai tay để cầm cốc uống nước và sữa, sau đó đặt nó xuống một cách an toàn. Mẹ hãy luôn khuyến khích trẻ làm điều đó nhé!


Trẻ 18 tháng đã có thể tự cầm cốc uống nước hoặc sữa mà không cần mẹ giúp
Trẻ 18 tháng đã có thể tự cầm cốc uống nước hoặc sữa mà không cần mẹ giúp

4. Phát triển ở trẻ 18 tháng tuổi

4.1. Di chuyển

Đến 18 tháng, khả năng di chuyển của trẻ tiến bộ nhanh chóng - điều này là do trẻ đã nhận thức rõ hơn về bản thân và môi trường xung quanh nên sẽ ít bị ngã hơn so với những tháng trước đó. Tuy nhiên, nếu con nhỏ của bạn không tự đi lại được, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và thăm khám..

Chỉ có một số ít trẻ ở độ tuổi này vẫn còn bò hoặc lết và trẻ có thể không thực hiện được những bước đầu tiên cho đến khi chúng hai tuổi - lý do cho điều này là trẻ không có động lực để đứng lên vì trẻ có thể thấy tất cả những gì trẻ muốn từ tư thế ngồi thẳng của mình. Mẹ hãy tạo sự kích thích cho trẻ bằng cách đặt các đồ vật cao hơn và xa khỏi tầm với của trẻ, khiến trẻ phải chủ động bước đi nếu chúng muốn lấy đồ vật mà chúng muốn.

Khả năng đi của trẻ ngày càng ổn định và trẻ sẽ kiểm soát sự vận động của cơ thể tốt hơn. Trẻ có thể đi lên cầu thang từng bước một trong khi đang nắm tay bạn. Trẻ cũng sẽ đi lại tốt cùng với một con búp bê đồ chơi hoặc gấu bông được giữ dưới cánh tay mà không bị mất thăng bằng. Trẻ thường thích leo trèo và có thể trèo vào và ngồi xuống một chiếc ghế của người lớn. Trẻ biết đi sớm có thể thích thú chơi đùa với trái bóng.

4.2. Các giác quan, giao tiếp và cảm xúc ở trẻ 18 tháng tuổi

Cũng giống như những trẻ biết đi muộn, những trẻ nói muộn thường nói từ đầu tiên khi được 18 tháng tuổi. Mặc dù trẻ vẫn chưa nói được nhiều từ, mẹ hãy cứ yên tâm rằng trẻ đã phát triển sự hiểu biết và số từ vựng mà trẻ nói được sẽ nhanh chóng tăng lên giúp khả năng giao tiếp của trẻ được cải thiện.

Nếu con bạn chưa nói được những từ cơ bản hay trường hợp bạn lo lắng rằng con bạn không giao tiếp với bạn mỗi khi bạn hay mỉm cười. Trẻ cũng không nhìn bạn và bập bẹ thì bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Vốn từ vựng của trẻ sẽ tăng lên dần dần. Đến khi trẻ hai tuổi trẻ sẽ sử dụng khoảng 10 đến 20 từ (bao gồm cả tên của mọi người) để giao tiếp với bạn. Trẻ cũng có thể hiểu được nhiều từ hơn những gì chúng nói và có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản, chẳng hạn như “nhặt bóng”, hay vẫy tay và nói “tạm biệt”.


Trẻ 18 tháng tuổi có sự phát triển vượt trội về các giác quan, giao tiếp và cảm xúc
Trẻ 18 tháng tuổi có sự phát triển vượt trội về các giác quan, giao tiếp và cảm xúc

Bạn sẽ cảm thấy vui mừng khi biết rằng khi 18 tháng tuổi, trẻ đang dần phát triển khả năng suy nghĩ về mọi thứ. Vì vậy trẻ sẽ bắt đầu bớt đi tính bốc đồng và những đòi hỏi vô lý.

Thiên thần bé nhỏ của bạn sẽ thể hiện và mang đến cho bạn những điều mà bé nghĩ rằng bạn có thể thích hoặc quan tâm. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ đang học cách đem lòng tốt cho người khác.

5. Những hoạt động và trò chơi giúp em bé 18 tháng tuổi phát triển

  • Nói về cảm xúc và cảm nghĩ với trẻ (Ví dụ: Con có vui không khi chúng ta đọc quyển sách này) .
  • Dành thời gian vui vẻ cùng bé qua các bài hát và điệu nhảy.
  • Thổi những quả bóng đầy sắc màu cho bé.
  • Tạo môi trường trong và ngoài nhà an toàn để trẻ có thể đi bộ và di chuyển xung quanh.

Cha mẹ nên tạo cho trẻ môi trường an toàn để thoải mái vui chơi và phát triển
Cha mẹ nên tạo cho trẻ môi trường an toàn để thoải mái vui chơi và phát triển

6. Các cột mốc quan trọng cho em bé 18 tháng tuổi là:

  • Hành động những điều mà trẻ cảm thấy bạn có thể sẽ thích.
  • Bộc lộ sở thích là thuận tay trái hoặc tay phải.
  • Nhận ra mình trong gương.
  • Có thể nói tối đa 10 hoặc 20 từ (bao gồm tên của mọi người).
  • Tự chơi và khám phá mọi thứ một cách vui vẻ nhưng cũng thích ở gần bạn hoặc anh chị em.
  • Có thể cầm cốc uống nước bằng tay một cách dễ dàng.
  • Trẻ có khả năng đi bộ tốt hơn. Bước lên cầu thang từng bước khi được bạn dắt.

Giai đoạn trẻ 18 tháng tuổi có những phát triển quan trọng trong cuộc đời. Cha mẹ nên nắm được những cột mốc để đồng hành và giúp con phát triển tốt. Nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường của con, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.

Ngoài ra, trẻ 18 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: emmasdiary.co.uk

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe