Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 15 sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Năm thứ 2 phát triển của trẻ là một quãng thời gian đáng nhớ. 15 tháng tuổi em bé của bạn đã bắt đầu biết nói nhiều từ hơn và trở nên rất dễ thương. Bé có thể trở thành tâm điểm chú ý và niềm vui của cả nhà mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên một số bé lại tỏ ra rất hiếu động và khiến mẹ luôn luôn bận rộn. Tầm tuổi này bé có thể hay khóc hờn dỗi và dễ bị kích động về cảm xúc. Mẹ nên nắm được những tâm lý này ở trẻ và giúp bé cân bằng cảm xúc dễ dàng hơn.

1. Giấc ngủ ở trẻ 15 tháng tuổi

Trẻ 15 tháng tuổi thường ngủ khoảng 14 giờ một ngày, gồm một giấc ngủ dài 11 - 12 giờ cộng với một hoặc hai giấc trưa ngắn. Tại thời điểm này trẻ đã có thể ngủ ngon và ngủ ngoan hơn, nhưng có đôi khi trẻ sẽ khóc và phản ứng khi bạn đặt trẻ lên giường và bỏ trẻ ở lại một mình. Bạn không nên ở lại và dỗ trẻ ngủ, nếu không muốn làm việc này hàng tháng trời sau đó. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách để lại một món đồ chơi mà trẻ thích (ví dụ: gấu bông) để trẻ ngủ cùng chúng, và điều quan trọng hơn là hãy hình thành thói quen ngủ cho trẻ mỗi ngày và tạo một không gian riêng ấm cúng thoải mái để trẻ có thể chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế giới, chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 15 tháng tuổi là:

  • Các bé gái 15 tháng tuổi: Chiều cao trung bình cần đạt 77,5cm. Cân nặng trung bình đạt 9,6 kg.
  • Các bé trai 15 tháng tuổi: Chiều cao trung bình cần đạt 79,1cm. Cân nặng trung bình đạt 10,3 kg.

Cha mẹ nên lưu ý chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ để trẻ phát triển được toàn diện
Cha mẹ nên lưu ý chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ để trẻ phát triển được toàn diện

Trẻ 15 tháng tuổi thường ăn 3 bữa mỗi ngày cùng với một vài món ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe, khoảng 400ml sữa và nên bổ sung thêm vitamin A, C, D đường uống. Sữa có thể để uống, nấu cùng thức ăn, pha chế với ngũ cốc... để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Không nên bổ sung thêm muối hoặc đường vào khẩu phần ăn của trẻ, thừa muối thường sẽ không tốt cho thận của trẻ và bổ sung quá nhiều đường có thể làm cho trẻ bị sâu răng.

Đôi khi trẻ sẽ chỉ ăn một loại thức ăn có trên đĩa và không ăn phần còn lại, hoặc trẻ có thể rất thích ăn một món trong tuần này mà tuần sau thì lại thích món khác. Sở thích về ăn uống như trên là điều thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi này, vì thế điều quan trọng là bà mẹ nên luôn luôn cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng có chứa tinh bột, protein, các loại rau củ quả và không nên cho trẻ ăn quá nhiều các loại bánh kẹo, nước ngọt.

3. Phát triển ở trẻ 15 tháng tuổi

3.1 Di chuyển

Trẻ 15 tháng tuổi có thể đi một vài bước chập chững mà không cần giúp đỡ. Trẻ thường dang rộng hai tay để giữ thăng bằng khi đi. Ở độ tuổi này trẻ cũng có thể quỳ gối mà không cần hoặc rất ít sự hỗ trợ. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng nếu trẻ vẫn còn bò hoặc lết mà chưa tập đi ở độ tuổi này. Điều cần quan tâm bây giờ là hãy tạo “một ngôi nhà an toàn” cho bé tập vận động, tập di chuyển.

3.2 Các giác quan, giao tiếp và cảm xúc

Bạn có thể nhận ra rằng trong 4, 5 tháng đã qua em bé trở nên quấn quýt lấy bạn hơn hoặc lo lắng khi bạn rời xa và ngượng ngùng với những người xa lạ. Trẻ cũng có thể trở nên ghen tị với những đứa trẻ khác hoặc với anh, chị em khi phải chia sẻ sự quan tâm của bạn, hoặc phản kháng khi bị bắt đi ngủ đúng giờ. “Rối loạn lo âu chia ly’’ cũng thường xuất hiện ở trẻ ở độ tuổi này.


Trẻ trong giai đoạn này đã có thể nói được một số từ cơ bản
Trẻ trong giai đoạn này đã có thể nói được một số từ cơ bản

Trẻ thường biểu hiện nỗi sợ hãi của trẻ khi phải xa rời cha mẹ và người thân. Đây là một giai đoạn phát triển bình thường mà đa số trẻ sẽ phải trải qua và sẽ sớm qua đi khi trẻ được 2 tuổi.

Trẻ giai đoạn này đang tập nói và có thể nói được 2-10 từ cơ bản. Một số từ có thể không được nói một cách rõ ràng lắm. Cũng có trẻ ở giai đoạn này chưa nói được từ nào, đây là điều hết sức bình thường và bạn cũng không cần phải quá lo lắng.

Chắc chắn rằng em bé của bạn đang học một vài từ mới mỗi tuần, cho dù bé có thực sự nói ra được hay không. Mỗi đứa trẻ ở giai đoạn này sẽ nói với bạn những gì trẻ cần bằng cách sử dụng hàng loạt các cử chỉ khác nhau như: chỉ, đẩy, kéo, ném, cười và đá...

4. Những hoạt động và trò chơi giúp em bé 15 tháng tuổi phát triển

  • Đưa và nhận trò chơi mà chúng thích.
  • Những quyển sách nhiều tranh ảnh: Bé sẽ thích thú nhìn và lật các trang sách.
  • Đồ chơi kéo đẩy: Những đồ chơi đẩy có trọng lượng khá nặng thường làm điểm tựa cho trẻ và trẻ có thể di chuyển xung quanh nhà.
  • Đồ chơi xếp khối xây dựng: Những khối gỗ nhẹ nhưng cũng đủ lớn để trẻ xếp lên thành một khối cao. Việc bé hào hứng nhất là sau khi xếp xong, bé sẽ xô cho khối gỗ đó đổ xuống.
  • Chơi các loại bút chì màu và giấy có thể làm sạch được: Bố mẹ hãy để cho trẻ được thoải mái vẽ nguệch ngoạc lên các trang giấy.

Trẻ 15 tháng thích chơi xếp khối xây dựng nhiều màu sắc
Trẻ 15 tháng thích chơi xếp khối xây dựng nhiều màu sắc

5. Các cột mốc quan trọng cho em bé 15 tháng tuổi

  • Tự đi độc lập.
  • Nói một vài từ dễ nhận biết.
  • Chỉ vào các vật mà trẻ muốn bạn lấy cho.
  • Xây dựng tháp gồm hai hoặc nhiều hình khối.
  • Chơi đùa cùng các bạn trẻ khác nhưng chưa có nhiều kỹ năng để giao tiếp, tương tác.
  • Cầm một cây bút chì và viết nguệch ngoạc lên giấy.

Giai đoạn trẻ 15 tháng tuổi bé có những phát triển vượt trội về ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc, vận động. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến những hành vi của bé để sớm phát hiện ra những vấn đề về tâm lý, rối loạn ngôn ngữ, tự kỷ. Đừng quên hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng thật tốt để chuẩn bị đón chào những chiếc răng vĩnh viễn thật khỏe mạnh.

Để giúp trẻ 15 tháng tuổi phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất tốt, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: emmasdiary.co.uk

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe