Sự phát triển của thai nhi tuần 21

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Có rất nhiều thay đổi đang diễn ra dưới bề mặt bụng của sản phụ ở tuần 21. Chồi răng đang mọc lên trong nướu của thai nhi, ruột đang bắt đầu sản xuất phân su, chất thải dính... mà sản phụ sẽ thấy trong vài chiếc tã bẩn đầu tiên của bé sau sinh. Tủy xương của thai nhi cũng đang tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu để sớm cung cấp oxy cho cơ thể thai nhi.

1. Những thay đổi đang xảy ra với cơ thể của sản phụ?

Nếu đặt ngón tay khoảng một nửa inch trên rốn, sản phụ có thể cảm thấy đáy của tử cung. Nếu cảm thấy chân và bàn chân dưới sưng lên vào cuối ngày, hãy cố gắng sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi ngắt quãng trong ngày làm việc để sản phụ có thể ngồi và nghỉ ngơi. Nếu sản phụ có các dấu hiệu như da nhờn và/hoặc tăng mụn trên mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, hãy rửa mặt bằng xà phòng dịu nhẹ và nước hai lần một ngày. Tuy nhiên, rất nhiều sản phụ đã vượt qua được các triệu chứng khó chịu của mang thai và các triệu chứng này không nặng đến mức vô cùng khó chịu. Hãy cố gắng thư giãn trong thời gian này và tận hưởng quá trình mang thai.

  • Sản phụ sẽ có cảm giác háo hức và hồi hộp. Cảm giác gắn kết giữa bạn và bé ngày càng rõ nét hơn, và khó mà quên được chuyện bạn đang mang thai. Có thể chồng sẽ chiều bạn hơn bởi vì anh ấy đã nhìn thấy bụng lớn dần lên. Đối với nhiều phụ nữ thì đây là giai đoạn tuyệt vời nhất trong thời kỳ mang thai, do đó bạn hãy thoải mái tận hưởng nhé.
  • Tuy nhiên, đây có thể lại là thời gian lo lắng đối với một số bà bầu. Việc kiểm tra sàng lọc dị tật thai nhi vài tuần trước đó đôi khi có thể phát hiện ra những điều đáng lo hoặc những khả năng xấu mà chưa thể xác định rõ ràng 100%. Thông thường, bà bầu được khuyên hãy chịu khó chờ đợi, và điều này khiến những ông bố bà mẹ tương lai rất bồn chồn bứt rứt. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng và bứt rứt đó.

2. Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Từ trước thời điểm này, chiều dài thai nhi được đo từ đỉnh đầu đến cuối mông (hay còn gọi là chiều dài đầu mông), còn bây giờ chiều dài bé được bắt đầu từ đỉnh sọ cho đến gót chân, khoảng 24.7 cm và nặng khoảng 400 g ở tuần thứ 21.


Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi

Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5 gồm mí mắt bé đã hoàn thành hình thành trong tuần này và bé rất bận rộn di chuyển và nuốt nước ối. Sản phụ có thể đã cảm thấy thai nhi di chuyển vào thời điểm này và đã nhận ra rằng bé không nhất thiết phải theo cùng một lịch trình với sản phụ. Khi bé nuốt nước ối, đường tiêu hóa đang tiếp tục trưởng thành, đồng thời thai nhi cũng đang nhận được một lượng calo được cung cấp từ nước ối. Nếu thai nhi là bé gái, âm đạo trẻ đã hình thành đầy đủ nhưng sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi sinh.

3. Sản phụ nên có kế hoạch gì cho tuần này?

Khi sản phụ tăng cân nhiều trong thai kỳ sẽ có nguy cơ bắt đầu phát triển chứng giãn tĩnh mạch, bệnh này xảy ra ở phần lớn phụ nữ mang thai. Chúng thường xuất hiện ở chân nhưng cũng có thể được tìm thấy ở âm hộ và trực tràng. Áp lực từ tử cung đang phát triển và thay đổi lưu lượng máu có thể làm trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch. Một số phụ nữ có thể nhìn thấy một đốm màu tím hoặc màu xanh không đau trên chân của họ, trong khi những người khác rõ ràng sẽ có các tĩnh mạch bị sưng đau và cần dơ cao chân. Triệu chứng Sưng thường biến mất sau khi sinh, nhưng giãn tĩnh mạch thường sẽ không hoàn toàn biến mất.

4. Lời khuyên để cho thai kỳ khỏe mạnh hơn

Nhiễm trùng đường tiết niệu (tên tiếng Anh là urinary tract infection) hoặc nhiễm trùng bàng quang, là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn của đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra phổ biến hơn trong khi mang thai vì những thay đổi trong đường tiết niệu. Tử cung nằm sát trên bàng quang, khi tử cung phát triển, trọng lượng tăng lên có thể chặn đường dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang, gây nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Sản phụ có thể giảm khả năng phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách thực hiện một số điều:

  • Uống 6-8 ly nước mỗi ngày và nước ép nam việt quất không đường thường xuyên.
  • Sau khi đi tiểu, lau từ phía trước về phía sau.
  • Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
  • Tránh mặc quần bó sát.
  • Mặc tất cả đồ lót bằng vải cotton.
  • Cho dù rất mệt, bạn vẫn hãy nhớ tập duỗi thẳng người trước khi đi ngủ. Ngoài ra, đừng để đồ vật gì gần giường ngủ để tránh bị vấp ngã lỡ như bạn cần vội thức dậy lúc nửa đêm.

Bà bầu nên kiểm tra thai định kỳ
Bà bầu nên kiểm tra thai định kỳ

  • Đừng bỏ qua kiểm tra tiền sản định kỳ hàng tháng, và nhớ đánh dấu trên lịch. Các bệnh viện và phòng khám thường xếp lịch khám cho nhiều người cùng một lúc, vì thế bạn cần dự trù một khoảng thời gian kha khá cho cuộc khám định kỳ. Đừng chỉ băn khoăn đến những công việc bạn sẽ làm sau khi kiểm tra định kỳ xong.
  • Hãy tìm mua một số sách dạy nấu ăn và nghĩ về các món ăn thích hợp có thể để sẵn trong tủ lạnh, như thế bạn sẽ biết được những món nào hấp dẫn với mình và vẫn ngon sau khi rã đông. Có rất nhiều loại thức ăn ngon như vậy.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai - chuyển dạ - sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Thai sản trọn gói 12 tuần
  • Thai sản trọn gói 27 tuần
  • Thai sản trọn gói 36 tuần
  • Thai sản trọn gói - chuyển dạ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe