Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Thai nhi 16 tuần xuất hiện một hành vi sẽ trở thành thói quen ở những đứa trẻ mới sinh ra, đó là mút ngón tay cái. Hệ tuần hoàn của thai nhi cũng đã sẵn sàng và có thể bắt đầu hoạt động.
1. Sự phát triển của thai nhi 16 tuần
Sự phát triển của thai nhi tuần 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự phát triển của các cơ ở khu vực lưng và xương sống, khiến đầu và cổ của thai nhi có thể ngẩng thẳng hơn nữa. Mắt của thai nhi có thể chuyển động từ từ, tai cũng bắt đầu những bước hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai dần hoạt động giúp thai nhi có thể cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.
Tứ chi của thai nhi có khả năng chuyển động cùng nhau và có thể nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên những vận động này còn quá nhỏ nên thai phụ sẽ khó cảm nhận được (thai phụ chưa thấy dấu hiệu thai máy xuất hiện).
Thai nhi 16 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam dài bao nhiêu cm? Thai nhi ở tuần thứ 16 nặng khoảng 146 g (5.1 ounce) và dài khoảng 14.6 cm (5.7 inch).
Trắc nghiệm: Xét nghiệm Triple test là gì? Cần thực hiện khi nào?
Triple test và một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng nhất trong thai kỳ, giúp chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi, là cơ sở để các bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sàng lọc xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau. Theo dõi bài viết sau để biết Triple test là gì và nên thực hiện khi nào?2. Sự thay đổi của cơ thể thai phụ khi mang thai 16 tuần
- Ngực tiếp tục phát triển to lên: Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, dù một số thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu;
- Táo bón: bên cạnh các tác động từ nội tiết tố khi mang thai, tử cung tăng kích thước làm tăng áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước để làm giảm tình trạng này;
- Tăng dịch tiết âm đạo: Dù dịch tiết âm đạo rất có ích đối với cơ thể, nhưng lại gây ra cho thai phụ cảm giác bất tiện;
- Đau lưng: khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra đau lưng. Tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp mẹ giảm đau;
- Chảy máu chân răng: Sau khi đánh răng một số thai phụ thấy mình bị chảy máu chân răng. Điều này hết sức bình thường bởi các nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng bị viêm và dễ chảy máu. Hãy chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
3. Thai nhi 16 tuần cần làm xét nghiệm gì?
Thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc triple test nếu 3 tháng đầu chưa sàng lọc double test, là một xét nghiệm máu để đo nồng độ một số chất, nhằm ước đoán khả năng thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không. Thời điểm làm xét nghiệm là giữa tuần thứ 14 và 22 của thai kỳ, nhưng để kết quả chính xác nhất nên tiến hành xét nghiệm ở tuần thứ 16 tới 18. Đặc biệt, 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:
- Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D vượt trội.
- Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
- Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.
Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.
Mọi thông tin chi tiết về các gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org