Đái tháo đường là bệnh gây ra nhiều biến chứng, phiền toái cho người bệnh không chỉ về bệnh lý mà còn về thói quen ăn uống sinh hoạt, vận động cũng phải chú ý, tuân thủ chặt chẽ. Những biến chứng cho đái tháo đường gây ra rất nguy hiểm, có thể kể đến tàn phế ở người già, biến chứng thần kinh, thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh. Đái tháo đường có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy sự khác biệt giữa đái tháo đường và ở người trẻ và người cao tuổi ra sao, bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này.
1. Đái tháo đường người trẻ
Ngày nay, đái tháo đường có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào, có trẻ 9 tuổi cũng có thể mắc bệnh, thường là tiểu đường type 1. Tiểu đường thai kỳ cũng là bệnh thường gặp ở những mẹ mang bầu, phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
Nguyên nhân số lượng người trẻ mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng tăng
Do di truyền, mẹ trong quá tình mang bầu bị tiểu đường thai kỳ
Lối sống ít vận động, tập thể dục thể thao
Chế độ ăn uống không hợp lý. Thói quen ăn đồ ăn nhanh, uống trà sữa tăng tích tụ mỡ, dễ gây béo phì.
Sử dụng nhiều chất kích thích, có cồn như rượu bia, thuốc lá hay thói quen ăn uống không điều độ
Căng thẳng đầu óc
Triệu chứng bệnh tiểu đường
- Thường xuyên đi tiểu
- Đau đầu hoặc nhìn mờ
- Nhanh đói
- Mệt mỏi
- Giảm cân bất thường
- Bị ngứa, tê tay chân
2. Đái tháo đường ở người cao tuổi
Bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi thường khó điều trị hơn và có những biến chứng phức tạp, nguy hiểm hơn so với người trẻ tuổi mắc. Chính vì vậy, với đái tháo đường ở người già phải chăm sóc và điều trị một cách khoa học để ổn định đường huyết hiệu quả và hạn chế các biến chứng tiểu đường.
Người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ bị suy giảm chức năng dẫn đến mức độ tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Biến chứng về vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn là 2 nguyên nhân chính gây tử vong ở người già khi mắc tiểu đường.
Nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là do những thay đổi về chuyển hóa glucose. Ngoài ra, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc ít vận động.
Dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi
Ở người trẻ tuổi, dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường dễ nhận thấy hơn so với người cao tuổi.
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi không mang tính điển hình nên rất dễ chẩn đoán sót và chẩn đoán sai. Dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi không rõ ràng, nếu có triệu chứng thì cũng rất nhẹ như: không ăn nhiều, uống nhiều nước, hay đi tiểu,...
3. Biến chứng của đái tháo đường gây ra
Người trẻ hay người tai tuổi khi bị đái tháo đường đều có thể gặp những biến chứng sau:
Tim mạch, mạch máu não
Tim là căn bệnh gây tử vong cao nhất của các bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường. Huyết áp cao, cholesterol cao làm biến chứng tim mạch không thể tránh khỏi nếu không có phương pháp điều trị đúng.
Thận
Người bị tiểu đường sẽ kèm theo các tổn thương mạch máu ở thận, khiến thận suy yếu.
Thần kinh
Khi các dây thần kinh khắp cơ thể tổn thương, sẽ khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa và nhiều cơ quan chức năng khác.
Mắt
Hầu hết người mắc tiểu đường còn bị tổn thương ở mắt như biến chứng đục thủy tinh thể, giảm thị lực và nặng hơn có thể dẫn tới mù lòa.
Tàn phế ở người cao tuổi
Đái tháo đường ở người già còn thường bị giảm sút trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, Alzheimer...
Với những biến chứng nguy hiểm như vậy, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chỉ số đường huyết của mình.
4. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường người cao tuổi và đái tháo đường ở người trẻ
- Tránh nguy cơ hạ đường huyết
- Tránh nguy cơ tăng đường huyết
- Kiểm soát đường huyết tương đối
- Chăm sóc các biến chứng đái tháo đường gây ra
- Tránh tình trạng bệnh nhân bị mất nước, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng
Ở người già khi điều trị đái tháo đường giống người độ tuổi trung niên, cần kiểm soát cả tăng đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên ở những bệnh nhân già đái tháo đường rất dễ bị tổn thương vì vậy cần chú ý tránh hạ đường huyết, tụt huyết áp và những tương tác thuốc do dùng nhiều loại thuốc.
Phòng ngừa nguy cơ biến chứng đái tháo đường gây ra
Duy trì lối sống lành mạnh
Tiết chế và vận động để kiểm soát đái tháo đường ở người già. Ở người trẻ có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga, đạp xe,...
Chế độ ăn uống khoa học
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau xanh. Ăn ít thực phẩm chứa nhiều tinh bột, các thức ăn chứa nhiều mỡ có nguồn gốc động vật.
Lựa chọn thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc...
Kiểm soát cân nặng
Ăn uống điều độ, khoa học tránh nguy cơ thiếu dinh dưỡng làm giảm cân quá nhiều dẫn tới tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong.
Ở người trẻ không ăn quá nhiều, ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh, không hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Khám sức khỏe định kỳ
Cần đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện bệnh sớm bệnh. Bệnh tiểu đường thường khá khó để nhận biết.
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ phải sống với bệnh suốt đời. Vì vậy để tránh bệnh phát triển, người bệnh có thể theo dõi, kiểm soát được tình hình bệnh. Khám sức khỏe định kỳ vô cùng quan trọng với bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi và trẻ tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.