Sự hình thành bệnh cúm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Khác với với cảm lạnh, mặc dù có hơn 100 loại virus khác nhau có thể gây cảm lạnh, nhưng chỉ có vài loại virus loại A, B và C gây ra cúm. Virus loại A và B gây bệnh bùng phát theo mùa, các phân týp kháng nguyên của vi rút cúm A đang lưu hành trên toàn cầu là A/H1N1 và A/H3N2 xen kẽ nhau hoặc một trong hai týp chiếm ưu thế tuỳ từng nơi. Vi rút cúm B biến đổi chậm hơn vi rút cúm A và do đó chỉ có một týp huyết thanh và không gây những vụ dịch lớn. Loại C có các triệu chứng hô hấp nhẹ hơn. Vi rút cúm C gây ra các trường hợp tản phát với triệu chứng lâm sàng không điển hình và các vụ dịch nhỏ ở địa phương. Mặc dù vắc - xin cúm có thể bảo vệ bạn khỏi loại A và B, nhưng hiện nay không có vắc - xin virus cúm loại C. Cách để không mắc cúm là bạn nên biết bệnh hình thành như thế nào và đường truyền ra sao để hạn chế nhiễm bệnh.

1. Sự hình thành bệnh cúm

Virus cúm Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí, giọt nhỏ di chuyển trong không khí theo các giọt nước li ti bắn ra khi người bị nhiễm cúm bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít trực tiếp các giọt hoặc khi người nhiễm virus cúm ho hoặc hắt hơi thì các virus này bay vào các đồ vật khác và sau đó bạn chạm vào các đồ vật này, chẳng hạn như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, sau đó tay nhiễm virus chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Những người bị nhiễm virus có khả năng truyền bệnh ngay cả khi có các triệu chứng đầu tiên xuất hiện cho đến khoảng 05 ngày sau. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền bệnh cho người khác lâu hơn do mắc bệnh kéo dài.

Tỷ lệ nhiễm với các chủng vi rút cúm rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em Virus cúm liên tục thay đổi, với các chủng mới thường xuyên xuất hiện. Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với vi rút gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền, phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những týp vi rút mới. Nếu trước đây bạn bị cúm, cơ thể bạn đã tạo ra kháng thể chỉ chống lại loại virus đó nhưng không phải các loại virus cúm khác. Nếu các virus cúm trong tương lai giống với các virus mà bạn đã tiếp xúc phải trước đây do mắc bệnh hoặc bằng cách tiêm vắc - xin, các kháng thể đó có thể giảm khả năng mắc bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Nhưng các kháng thể chống lại virus cúm mà bạn gặp trong quá khứ không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới do có sự khác biệt về yếu tố miễn dịch so với những gì bạn có trước đây. Trẻ em, người già, người đang mắc các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ nhiễm hơn những người khác.


Virus cúm di chuyển trong không khí theo các giọt nước li ti bắn ra khi người bị nhiễm cúm bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện
Virus cúm di chuyển trong không khí theo các giọt nước li ti bắn ra khi người bị nhiễm cúm bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện

2. Tại sao dịch cúm thường xuất hiện vào mùa đông?

Có nhiều yếu tố đóng vai trò dẫn đến bệnh cúm hay gặp vào mùa đông như:

  • Virus cúm sống lâu hơn trong nhà vào mùa đông, vì trong nhà có không khí ẩm hơn bên ngoài.
  • Khi sống và lơ lửng trên không trung, thì con người dễ dàng hít virus hoặc chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Do mùa đông, mọi người thường dành nhiều thời gian hơn trong nhà và tiếp xúc gần gũi với nhau hơn, điều này giúp virus dễ dàng lây lan hơn.

3. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cúm hoặc gia tăng các biến chứng của cúm gây ra bao gồm:

  • Tuổi tác. Cúm theo mùa có xu hướng nhắm vào các đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ em dưới 12 tháng tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên.
  • Điều kiện sống hoặc làm việc. Những người sống hoặc làm việc trong các khu đông dân cư hoặc đông người, chẳng hạn như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội thì có nhiều khả năng bị cúm do khả năng tiếp xúc với người mắc bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, sử dụng steroid kéo dài, ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến những người bệnh này dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
  • Bệnh mãn tính. Các bệnh mãn tính gồm các bệnh về phổi như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thần kinh, bất thường đường thở và bệnh thận, gan hoặc máu, đều có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
  • Sử dụng Aspirin dưới 19 tuổi. Những người dưới 19 tuổi và đang điều trị bằng aspirin kéo dài có nguy cơ mắc hội chứng Reye nếu bị nhiễm cúm.
  • Thai kỳ. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng mắc các biến chứng cúm, đặc biệt là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối, kể cả thai phụ sau hai tuần đã sinh.
  • Béo phì. Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên có nguy cơ biến mắc chứng do cúm.

4. Biến chứng của bệnh cúm

Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bệnh cúm theo mùa thường không nghiêm trọng đến sức khoẻ. Mặc dù bạn có thể cảm thấy khó chịu trong khi mắc bệnh, nhưng cúm thường khỏi sau một hoặc hai tuần. Nhưng trẻ em và người lớn tuổi là hai nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các biến chứng như:

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Lên cơn hen suyễn
  • Vấn đề về tim
  • Nhiễm trùng tai

Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong.

5. Tiêm phòng vắc - xin cúm

Dựa trên cơ sở khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), bệnh viện Vinmec đã triển khai tiêm vắc - xin phòng bệnh cúm tại toàn hệ thống bệnh viện trên cả nước cho tất cả khách hàng từ 6 tháng tuổi trở lên, cụ thể các loại như sau:

  • Vaxigrip 0.25 ml của hãng Sanofi (Pháp) dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
  • Vaxigrip 0.5 ml của hãng Sanofi (Pháp) dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn
  • Influvac 0.5 ml của hãng Abbott (Hà Lan) dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn

Đây đều là các loại vắc - xin đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng và bệnh viện Vinmec chỉ sử dụng các loại vắc - xin của các hàng sản xuất uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vắc - xin như hãng Sanofi (Pháp) hoặc hãng Abbott (Hà Lan).


Bệnh viện Vinmec đã triển khai tiêm vắc - xin phòng bệnh cúm tại toàn hệ thống bệnh viện
Bệnh viện Vinmec đã triển khai tiêm vắc - xin phòng bệnh cúm tại toàn hệ thống bệnh viện

Bên cạnh đó, để giúp giảm sự lo lắng của các bậc phụ huynh khi cho trẻ đi tiêm vắc - xin cũng như tránh các tai biến nguy hiểm khi tiêm, Bệnh viện Vinmec đã thực hiện các giải pháp như sau:

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chỉ sử dụng nguồn vắc - xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
  • Bác sĩ khám và sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm.
  • Bố mẹ được bác sĩ tư vấn các loại vắc - xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tiêm cho từng lứa tuổi
  • Đội ngũ Bác sĩ và Điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trực tiếp tiêm vắc - xin, chăm sóc và theo dõi trước trong và sau khi tiêm.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ và bố mẹ thoải mái, tạo tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Với 3 cách đặt lịch tiêm chủng (thông qua tổng đài, đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc đặt lịch trực tiếp tại bệnh viện), đã tạo điều kiện thuận lợi nhất tất cả khách hàng thực hiện đặt lịch và nếu có bất kỳ sự thay đổi nào, quý khách hàng có thể điều chỉnh ngay tại nhà mà không cần tới bệnh viện Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe