Sốt virus trẻ em: Khi nào cần nhập viện?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Sốt virus là một trong những bệnh lý mà trẻ em thường xuyên gặp phải. Sốt virus có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, hiểu rõ về sốt virus ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các bậc phụ huynh.

1. Sốt virus là gì?

Sốt là biểu hiện của tình trạng nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn so với mức nhiệt độ bình thường là 37,5 độ C. sốt virus ở trẻ em là hiện tượng trẻ bị sốt do sự tác động của các loại siêu vi trùng khác nhau gây nên. Một số loại siêu vi trùng gây sốt phổ biến ở trẻ em có thể kể đến như: virus cúm, Rhinovirus, Adenovirus,...

Hiện tượng sốt ở trẻ diễn ra do sự phản ứng của cơ thể đối với các loại virus từ bên ngoài xâm nhập vào. Đây là hiện tượng phản xạ tự nhiên giúp khống chế sự phát triển của virus, ngăn ngừa chúng gây hại đến cơ thể.

Sốt virus là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Thời gian ủ bệnh: trẻ có thể không có dấu hiệu gì, cơ thể hơi mệt mỏi, khó chịu, giảm khả năng chơi. Những triệu chứng giai đoạn toàn phát khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên, hiện tượng sốt sẽ giảm dần từ 5 đến 7 ngày tiếp theo.

2. Sốt virus ở trẻ em nên làm gì?

Việc chăm sóc khi trẻ bị sốt virus đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt. Chăm sóc sốt virus ở trẻ nhỏ cần hướng tới 3 điều sau:

2.1 Theo dõi nhiệt độ và sử dụng thuốc hạ nhiệt khi cần thiết

  • Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, dùng thuốc hạ nhiệt khi cần thiết để tạo cho trẻ có cảm giác dễ chịu. Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn thường được dùng cho trẻ em sốt virus với liều lượng 10mg/kg/lần ( 4-6 tiếng/lần)
  • Khi trẻ đang sốt, phụ huynh cũng nên nới lỏng quần áo cho trẻ, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt.
  • Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau khô mồ hôi trên người trẻ bằng khăn sạch, ấm không nên quá 10 phút/ giờ. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi của cơ thể.

Nên chườm ấm hoặc lau khô mồ hôi cho trẻ bằng khăn sạch
Nên chườm ấm hoặc lau khô mồ hôi cho trẻ bằng khăn sạch

2.2 Bù nước đầy đủ cho trẻ

  • Bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả, nước súp, oresol..
  • Khi được cung cấp đủ nước, thông thường cứ cách 4 tiếng trẻ đi tiểu 1 lần.

Nếu sốt virus ở trẻ nhỏ còn còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ nhỏ không uống cần dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, hạn chế nguy cơ mất nước và chất điện giải.

2.3 Chống bội nhiễm

  • Tiến hành vệ sinh và giữ cơ thể luôn sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi cho bé nhằm giảm các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp, giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ em sốt virus. Bà mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn loãng, mềm và lỏng như cháo, súp, uống nhiều nước. Có thể sử dụng nước lọc với các loại nước hoa quả như cam, chanh,...

2.4 Theo dõi các dấu hiệu bất thường

Theo dõi liên tục để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như đã đề cập ở trên để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu cần thiết.

2. Khi nào cần trẻ sốt virus nhập viện

Trẻ em sốt virus cần được đưa ngay đến bệnh viện nếu xảy ra 1 trong các triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên đã sử dụng thuốc hạ sốt mà không phản ứng.
  • Trẻ mệt mỏi, li bì, ngủ nhiều, bỏ ăn.
  • Xuất hiện tình trạng co giật, đau đầu liên tục và tăng dần.
  • Tình trạng sốt kéo dài trên 5 ngày đã áp dụng các biện pháp mà không thuyên giảm.
  • Trẻ bị nôn khan, buồn nôn nhiều lần trong ngày.

Trẻ sốt cao nhưng không phản ứng với thuốc hạ sốt phải đưa ngay đến bệnh viện
Trẻ sốt cao nhưng không phản ứng với thuốc hạ sốt phải đưa ngay đến bệnh viện

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám cấp cứu nếu sốt virus ở trẻ nhỏ kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Cha mẹ nghi ngờ trẻ em sốt virus bị mất nước
  • Trẻ em sốt virus xuất hiện các bất thường như: thay đổi tri giác, co giật, khó thở, li bì, nôn ói nhiều....
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Trẻ em sốt virus có bệnh mãn tính kèm theo và đang điều trị thuốc kéo dài

4. Cách phòng ngừa sốt virus cho trẻ em

Có thể phòng ngừa sốt virus bằng những phương pháp sau:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Đảm bảo lựa chọn những thực phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến cẩn thận.
  • Hạn chế đưa trẻ em bị sốt virus đến nơi đông người. Khi trẻ ra ngoài cần chăm sóc, bảo vệ trẻ cẩn thận, dùng khẩu trang, kính mắt và quần áo để che chắn cho trẻ.
  • Tiêm phòng định kỳ là cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ, trong đó có bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ.
  • Sốt virut ở trẻ nhỏ rất đáng lo ngại vì vậy các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Luôn theo dõi tiến trình điều trị bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu có triệu chứng bất thường, con bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe