Sốt virus khi đang mang thai có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Sốt khi mang thai thường sẽ làm cho thai phụ lo lắng nó vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Cần gặp bác sĩ để được điều trị và tìm nguyên nhân gây sốt trong thai kỳ. Sốt virus khi mang thai thường là triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn có khả năng gây hại cho em bé trong bụng mẹ.

1. Sốt virus ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Khi thai phụ có nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên, thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể thai phụ đang chống lại nhiễm trùng. Một nghiên cứu mới được thực hiện trên phôi động vật cho thấy sốt sớm trong thai kỳ làm tăng nguy cơ dị tật tim và hàm của em bé sau khi sinh. Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định sốt hay loại nhiễm trùng gây ra dị tật đó. Nếu bị sốt cao hơn 38 độ C trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ cần tới gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng ngắn và dài hạn cho thai nhi đang phát triển.


Sốt khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi
Sốt khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi

2. Nguyên nhân của sốt?

Sốt thường do nhiễm trùng đường tiết niệu, virus đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác gây ra. Nguyên nhân phổ biến gây sốt khi mang thai bao gồm:

3. Những triệu chứng thường đi kèm với sốt?

Thai phụ nên chú ý và nói với bác sĩ về các triệu chứng kèm theo sốt. Bao gồm các triệu chứng như:


Thai phụ sốt khi mang thai thường kèm theo triệu chứng đau lưng
Thai phụ sốt khi mang thai thường kèm theo triệu chứng đau lưng

4. Sốt có phải do ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là thủ phạm gây ra sốt khi mang thai. Ngộ độc thực phẩm thường do vi-rút, hoặc vi khuẩn (hoặc độc tố của chúng) gây ra.

Nếu bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể cũng bị đau bụng, buồn nôn và nôn. Tiêu chảy và nôn đặc biệt có vấn đề khi mang thai vì chúng có thể gây mất nước, co thắt và chuyển dạ sinh non.

Các chất điện giải quan trọng bị mất khi nôn mửa và tiêu chảy cần phải được bổ sung. Trong một số trường hợp, mất nước có thể gây ra tình trạng huyết áp trở ổn định và phải nhập viện.

5. Điều gì xảy ra nếu cơn sốt tự biến mất?

Ngay cả khi các thai phụ nghĩ rằng họ sẽ ổn sau khi hết sốt, thì vẫn luôn nên đi gặp bác sĩ. Nếu sốt gây ra bởi một bệnh do virus, hydrat hóa và tylenol thì thường sẽ tự phục hồi. Nhưng nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, người bệnh cần phải được điều trị bằng một loại kháng sinh. Phụ nữ mang thai không nên dùng aspirin hoặc ibuprofen. Vì vậy cần gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.


Trường hợp cơn sốt tự biến mất thì vẫn nên đi gặp bác sĩ
Trường hợp cơn sốt tự biến mất thì vẫn nên đi gặp bác sĩ

6. Nhận diện sốt virus khi mang thai và phòng tránh

ối với người lớn, nhiệt độ cao hơn 38 độ C thì được coi là sốt. Cách tốt nhất để cố gắng tránh sốt là rửa tay thường xuyên, bảo vệ bản thân khỏi bị cảm lạnh hoặc cúm có thể dẫn đến sốt.

Tránh xa những người bị bệnh và tiêm phòng cúm, trừ khi bạn bị dị ứng với protein trứng hoặc bạn đã từng trải qua phản ứng dị ứng với việc tiêm phòng cúm trong quá khứ.

Sốt virus phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên đến nhiễm trùng thai nhi với các hội chứng virus bẩm sinh. Hơn nữa, nhiễm virus có thể khiến thai phụ sinh non. Bằng chứng dịch tễ học cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng và tử vong do nhiễm virus, đáng chú ý trong các đại dịch như cúm, sốt EBola. Do đó, hiểu được lý do tại sao phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm bệnh là rất quan trọng để thiết kế các phương pháp phòng bệnh và điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe