Sốt kèm phát ban toàn thân khi điều trị lao phổi khắc phục thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em đang điều trị bệnh lao màng phổi được 7 ngày nay. Tuy nhiên hôm nay, người tự nhiên sốt và phát ban toàn thân. Bác sĩ cho em hỏi sốt kèm phát ban toàn thân khi điều trị lao phổi khắc phục thế nào?

Rất mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn bác sĩ.

Lê Tự Quốc (1988)

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Sốt kèm phát ban toàn thân khi điều trị lao phổi khắc phục thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Lao màng phổi là một bệnh lý do Mycobacterium tuberculosis gây ra biểu hiện chủ yếu là tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi (TPE) do nhiễm Mycobacterium tuberculosis của màng phổi và được đặc trưng bởi sự tích tụ mãn tính mạnh mẽ của các tế bào chất lỏng và viêm trong không gian màng phổi

  • Là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi nhiều nhất tại Việt Nam chiếm 70-80% các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi
  • Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (sau lao hạch bạch huyết). Bệnh lao màng phổi thường xuất hiện sau lao phổi và chiếm khoảng 25 - 27% trong các thể lao ngoài phổi.
  • Đa số lao màng phổi là do biến chứng của lao nguyên phát. Một phần nhỏ là biến chứng của lao phổi thứ phát do vỡ hang lao vào khoang màng phổi.

Lao màng phổi có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phác đồ điều trị dài ngày. Tuy nhiên việc điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phủ màng phổi, dày dính dịch nhiều ở màng phổi và ổ cặn màng phổi. Do đó, cần phát hiện kịp thời và có cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.

Nguyên tắc điều trị: theo nguyên tắc của hóa trị liệu lao

  • Phối hợp các thuốc chống lao
  • Dùng thuốc đúng liều
  • Dùng thuốc đều đặn
  • Dùng thuốc đủ thời gian theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì

Điều trị triệu chứng

  • Giảm đau, hạ sốt.
  • Nếu khó thở do tràn dịch nhiều cần nhắc chọc dịch màng phổi
  • Hút dịch cần phải hút sớm và hút hết. Để hạn chế các tai biến khi hút dịch (sốc, tràn khí, chảy máu, bội nhiễm,...) cần tuân thủ theo nguyên tắc hút dẫn lưu dịch màng phổi kín, vô trùng và không hút quá nhiều, quá nhanh.
  • Chống dày dính màng phổi
  • Cân nhắc dùng corticoid khi có phối hợp viêm màng ngoài tim.

Điều trị khác:

  • Bệnh nhân tập thở sớm khi hết dịch bằng phương pháp thở hoành,...
  • Điều trị kết hợp ngoại khoa
  • Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi; Bội nhiễm gây rò mủ màng phổi,... Ngoài điều nội khoa tích cực cần kết hợp với: Mở màng phổi tối thiểu, mở màng phổi tối đa; Phẫu thuật bóc tách màng phổi; Rửa màng phổi kết hợp với điều trị kháng sinh tại chỗ.

Lao màng phổi có 1 tỉ lệ tái phát trở lại sau khi đã điều trị gọi là lao màng phổi tái phát. Lao màng phổi tái phát là sau khi bệnh nhân đã được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa Lao là khỏi bệnh sau khi kết thúc phác đồ điều trị này bệnh xuất hiện trở lại với các triệu chứng lao màng phổi.

Vì vậy, người tự nhiên sốt và phát ban toàn thân, bạn nên đến khám lại chuyên khoa Lao và bệnh phổi để được kiểm tra xem xét lại nếu do tác dụng phụ của thuốc chống Lao để có phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc về sốt kèm phát ban toàn thân khi điều trị lao phổi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe