Sò huyết là một loại hải sản có vị ngọt và tính mặn của biển nên rất phù hợp để chế biến nhiều món ăn. Ngoài ra, với hàm lượng dinh dưỡng cao, sò huyết còn có tác dụng bổ huyết, tốt cho những người bị thiếu máu và đặc biệt là hỗ trợ chuyện chăn gối cực hiệu quả nếu bạn ăn sò huyết đúng cách.
1. Thành phần dinh dưỡng trong sò huyết
Sò huyết có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và đa dạng, không chỉ cung cấp một nguồn đạm phong phú mà còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, magie. Trong 100g sò huyết, bạn có thể tìm thấy các thành phần dinh dưỡng bao gồm:
- Moisture: 81,3g
- Protein: 11,7g
- Lipid: 1,2g
- Các chất khoáng; các loại vitamin A, B1, B2, C;
- Năng lượng: 71,2Kcal.
Với giá trị và thành phần dinh dưỡng cao, sò huyết được xem là một trong những món ăn giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể và cải thiện đời sống tình dục. Ăn sò huyết có tác dụng cải thiện số lượng tinh trùng và chất lượng tinh trùng ở nam giới
2. Lưu ý khi lựa chọn và chế biến sò huyết
Bạn có thể dễ dàng tìm mua sò huyết tại các chợ hải sản hay trong siêu thị. Khi lựa chọn, nên chọn loại sò huyết còn tươi sống để đảm bảo nhận được đầy đủ vị ngọt và tránh bị ngộ độc thực phẩm. Thành phần dùng để chế biến các món ăn là từ thịt của sò huyết. Tùy vào mục đích sử dụng và loại món ăn bạn muốn chế biến. Nhưng cách đơn giản nhất là sò huyết sau khi mua về, bạn rửa sạch, đun sôi nước, sau đó cho sò huyết vào trong khoảng vài phút là sẽ thưởng thức được.
3. Một số gợi ý cho bạn khi chế biến sò huyết
3.1 Món cháo sò huyết cùng trứng muối
Thành phần:
- 200g gạo tẻ ngon
- 500g sò huyết tươi
- 1 quả trứng vịt muối
- Gia vị gồm hành, gừng, tiêu, mắm, muối
Chế biến:
- Sò huyết sau khi rửa sạch để ráo
- Đun nước sôi sau đó tắt bếp và cho sò huyết vào khoảng 5 phút. Sau tách lấy phần thịt sò ra để riêng
- Đem thịt sò huyết ướp với gia vị vừa đủ
- Gạo tẻ đem đi nấu thành cháo, khi cháo đã chín nhừ thì cho sò huyết, trứng muối vào khuấy đều cùng cháo và đợi khi cháo sôi là dùng được
3.2 Món sò huyết xào với nui
Thành phần:
- Nui 100g
- Sò huyết tươi 100g
- Cà chua, hành tây, nấm rơm và các gia vị vừa đủ
Chế biến:
- Nui luộc chín, vớt ra để ráo. Để nui được ngon hơn bạn có thể cho nui vừa mới luộc vào nước lạnh sau đó để ráo. Trộn nui với 1 ít dầu ăn để không bị dính.
- Sò huyết trụng qua nước sôi và tách phần thịt. Sau đó trộn thịt sò cùng chà chua, tỏi và gia vị
- Hành tây và nấm rơm rửa sạch, thái nhỏ
- Cho tỏi và 1 ít dầu vào phi thơm, sau đó cho tất cả các thành phần gồm nui, nấm và hành tây vào xào ở mức lửa nhỏ. Bạn có thể cho thêm chút nước vào xào cùng. Đến khi hỗn hợp sền sệt cho thịt sò đã ướp sẵn vào xào cùng. Món này sẽ ngon hơn khi bạn ăn nóng.
3.3 Sò huyết sốt me
Thành phần
- Sò huyết: 1kg
- Me chín: 50g
- Gia vị gồm đường, muối, tỏi,...
Chế biến:
- Sò huyết sau khi rửa sạch để ráo nước.
- Me chín đun với nước để loại bỏ hạt.
- Cho tỏi, dầu ăn vào chảo và phi thơm rồi cho nước me đã bỏ hạt vào cùng các gia vị đun khoảng 5 phút
- Sò hấp và tách lấy phần thịt, sau đó xào, nêm nếm gia vị vừa đủ.
- Cho thịt sò vào hỗn hợp nước sốt me và đun trong khoảng 5 phút là dùng dùng được.
Khi đã giải đáp được thắc mắc ăn sò có tác dụng gì cũng như biết cách chế biến món sò huyết, bạn có thể bắt tay vào thực hiện để mang đến những món ăn bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình.
Khách hàng có thể truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để biết thêm nhiều thông tin khác về dinh dưỡng và sức khỏe cho từng lứa tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.