Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Siêu âm ổ bụng cấp cứu là một trong những thăm khám cấp cứu tại giường được thực hiện nhiều nhất hiện nay khi người bệnh đang trong tình trạng sốc, nguy hiểm, và không thể di chuyển được.
1. Siêu âm ổ bụng có tác dụng gì?
Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được áp dụng rất phổ biến trong y học hiện nay. Siêu âm thu lại hình ảnh ổ bụng ở thời gian thực, giúp bác sỹ quan sát cấu trúc bên trong của các cơ quan nội tạng và phát hiện bất thường nếu có.
Giống như các phương pháp siêu âm khác, siêu âm ổ bụng sử dụng đầu dò phát sóng siêu âm và ghi nhận, phát ra dạng hình ảnh nên nhanh chóng, hiệu quả, an toàn với sức khỏe con người. Hiện chưa có ghi nhận nào về trường hợp siêu âm ổ bụng gây hại đến sức khỏe người bệnh.
Siêu âm ổ bụng hiện nay được sử dụng trong kiểm tra sức khỏe định kỳ và chẩn đoán xác định bệnh lý cụ thể như:
- Bệnh lý về gan: Xơ gan, Viêm gan B, gan nhiễm mỡ, các loại u gan lành tính và ác tính, áp xe gan,...
- Bất thường của hệ sinh dục tại các cơ quan: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ứ mủ vòi trứng, ung thư buồng trứng, viêm tiền liệt tuyến,...
- Bất thường của hệ tiêu hóa như: Lồng ruột, các khối u tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm ruột non, xoắn ruột,...
- Bất thường của đường mật: U đường mật, sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật, dị dạng đường mật,...
- Bất thường của tuyến tụy: Chấn thương, sỏi, viêm tụy cấp tính, viêm tụy mạn tính, bất thường tụy bẩm sinh, các loại u tụy,...
- Bất thường của hệ tiết niệu: chấn thương, u đường bài xuất, tắc nghẽn, dị dạng, tắc nghẽn đường bài xuất như sỏi niệu quản, viêm bàng quang, viêm thận, ung thư thận, ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi thận,...
- Bệnh lý lách: áp xe lách, lympho lách, lách to, các u lách,...
- Các bệnh lý sau phúc mạc: xơ hóa sau phúc mạc, u sau phúc mạc.
Ngoài ra, siêu âm ổ bụng có thể đánh giá lượng dịch trong bụng, ở màng ngoài tim hoặc khoang màng phổi. Hình ảnh siêu âm cũng có giá trị phát hiện các bệnh lý dịch ổ bụng, phình động mạch chủ.
2. Siêu âm ổ bụng tại giường cấp cứu
Siêu âm ổ bụng – tiểu khung là một thành phần không thể thiếu của siêu âm chăm sóc quan trọng (CCUS – xem bài siêu âm phổi). CCUS của bụng tiểu khung thường đánh giá bệnh nhân về nguồn gốc nhiễm trùng huyết và đau bụng cấp tính chưa xác định nguyên nhân.
Bệnh nhân đau cấp tính hoặc bệnh nhân nặng thường ở tư thế nằm ngửa để kiểm tra siêu âm bụng. Các khu vực tập trung để quét bao gồm hố gan thận (túi Morrison), hố lách thận, góc phần tư phía trên bên phải, góc phần tư trên bên trái, hố chậu 2 bên, túi cùng trực tràng và tử cung. Có thể sử dụng đầu dò theo pha (1 - 5 Mhz) hoặc đầu dò cong (1 - 3 Mhz) để quét bụng.
3. Chỉ định siêu âm ổ bụng tại giường cấp cứu
Chỉ định phương pháp siêu âm ổ bụng cấp cứu trong các trường hợp sau:
- Chấn thương vùng bụng
- Bệnh nhân trong bệnh cảnh shock
- Siêu âm đánh giá lượng dịch ổ bụng cho bệnh nhân viêm tụy cấp sau mổ
- Nghi ngờ có dịch, máu, vỡ phình động mạch chủ bụng, sỏi mật, sỏi tiết niệu, ứ nước - mủ đài bể thận, abscess ...
- Nghi ngờ thai ngoài tử cung vỡ
- Nghi ngờ dịch màng phổi, khí màng phổi
- Nghi ngờ khí tự do ổ bụng trong vỡ tạng rỗng
- Hướng dẫn làm các thủ thuật chọc hút - chọc dẫn lưu dịch màng phổi, đặt dẫn lưu ổ dịch trong ổ bụng...
Siêu âm ổ bụng là một trong những kiểm tra không thể thiếu trong các gói Khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Quá trình siêu âm được thực hiện cẩn thận bởi các bác sĩ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, hệ thống máy siêu âm hiện đại, công nghệ cao, cung cấp hình ảnh chi tiết, rõ nét, phát hiện những hình ảnh bất thường rất nhỏ. Nhờ vậy giúp phát hiện bệnh và các dấu hiệu gây bệnh sớm, giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị sau này.
Để đăng ký khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng có thể gọi đến Hotline các bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊM