Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Thai phụ bị bệnh tim tùy theo mức độ có suy tim chưa mà có những xử trí sản khoa khác nhau. Trường hợp chưa có suy tim thì có thể theo dõi sinh thường và có sự phối hợp theo dõi của nội tim mạch, sản khoa, gây mê hồi sức.
1. Bị bệnh tim có sinh thường được không?
Trong quá trình mang thai bị bệnh tim thì sản phụ cần được theo dõi trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, có thể đưa ra phương án xử trí kịp thời nếu có vấn đề xảy ra. Sản phụ bị bệnh tim có sinh thường được không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Để trả lời được câu hỏi này còn tùy trường hợp cụ thể:
1.1 Trường hợp chưa có suy tim
- Sinh lần đầu: Theo dõi quản lý thai nghén chặt chẽ, nhập viện sớm trước khi đẻ 2 tuần.
- Sinh lần 2 trở lên: Nên đình chỉ nếu thai <3 tháng, nếu thai lớn cần theo dõi chặt chẽ tim mạch - sản khoa, giữ thai đến khi đủ tháng, chờ chuyển dạ đẻ hỗ trợ thủ thuật hoặc mổ lấy thai nếu có chỉ định.
1.2 Trường hợp đã có suy tim
- Sinh lần đầu: <20 tuần nên đình chỉ thai
- Thai>20 tuần: Theo dõi, điều trị, dự phòng biến chứng, nếu không đáp ứng điều trị cần đình chỉ thai bất kỳ tuổi thai nào
- Nếu suy tim độ 3-4: Đình chỉ thai bất kỳ tuổi thai nào, điều trị nội khoa trước, trong và sau đình chỉ
- Sinh lần 2 trở lên: Nên đình chỉ thai, nếu gần đủ tháng nên điều trị tích cực đến đủ tháng rồi mổ lấy thai chủ động
2. Lưu ý trong quá trình chuyển dạ đối với sản phụ mang thai bị bệnh tim
Sản phụ mang thai bị bệnh tim đẻ thủ thuật cần có sự phối hợp của bác sĩ sản, tim mạch, sơ sinh và gây mê. Sau sổ nhau: Hạ thấp chân, chèn tĩnh mạch chủ dưới tránh máu về tim đột ngột gây suy tim cấp, tránh sót nhau thai.
Mổ lấy thai nếu có chỉ định nên mổ lấy thai chủ động, dừng thuốc chống đông 1 tuần trước mổ.
XEM THÊM
- Khắc phục hiện tượng khó thở, tim đập nhanh khi mang thai
- Các nguyên nhân gây đau nhói tim khi mang thai
- Mang thai ở tuổi 40: Những điều cần biết