Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Rụng tóc từng mảng được cho là nỗi ám ảnh của nhiều người ở mọi lứa tuổi. Nhiều khi rụng tóc thường biểu hiện cho những bệnh lý nguy hiểm. Rụng tóc từng mảng gây ra do sự bất thường trong hệ thống miễn dịch.
1. Rụng tóc từng mảng là bệnh thường gặp
Rụng tóc từng mảng là một bệnh da mắc phải mà có thể ảnh hưởng đến tất cả các vùng da có lông và tóc.
Đặc điểm của bệnh này là khu trú thành những vùng rụng tóc không để lại sẹo. Rụng tóc từng mảng đôi khi kết hợp với các tình trạng y khoa bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
Đây là bệnh liên quan tới tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Hàng rào phòng thủ tự nhiên của cơ thể không nhận thấy tóc là một phần của cơ thể nên đã tấn công.
Rụng tóc từng mảng thường có xu hướng xuất hiện từ lúc nhỏ nhưng đôi lúc cũng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Thậm chí rụng tóc có thể biến mất ở một đứa trẻ rồi xuất hiện trở lại khi lớn lên.
2. Khi nào rụng tóc từng mảng được coi là bệnh lý?
Nếu bạn không biết khi nào mình bị rụng tóc bệnh lý, một số biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết điều này:
- Rụng trên 100 sợi mỗi ngày và biểu hiện dễ thấy là khi gội đầu hoặc chải đầu thấy tóc rụng bám vào lược nhiều hơn bình thường.
- Rụng lâu nhưng không mọc lại.
- Rụng tóc từng chòm cả khi ướt lẫn khi khô.
- Tóc thưa thớt có thể thấy rõ da đầu ở nữ giới hay tóc rụng từng mảng ở nam giới.
- Tóc con mọc lên yếu, mảnh, xoăn hoặc không có tóc con mọc lên.
3. Có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng rụng tóc?
Rụng tóc từng mảng gây ra do sự bất thường trong hệ thống miễn dịch. Sự bất thường cụ thể này dẫn đến tự miễn dịch, là tình trạng mà hệ thống miễn dịch hoạt động sai lệch có xu hướng tấn công chính cơ thể của mình.
Kết quả là, hệ thống miễn dịch tấn công các mô cụ thể của cơ thể. Trong rụng tóc từng mảng không rõ lý do, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc và phá vỡ hình thái tóc bình thường.
Rụng tóc từng mảng đôi khi kết hợp với các tình trạng bệnh tự miễn khác như: Bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp và viêm loét đại tràng.
Ngoài ra stress cũng được xếp là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc từng mảng. Đôi khi, rụng tóc từng mảng xảy ra với nhiều thành viên trong gia đình, do yếu tố gen.
Chế độ ăn uống nhiều đường, uống nhiều rượu, hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây viêm và có thể dẫn tới một đợt rụng tóc.
4. Rụng tóc từng mảng và cách điều trị
Hiện nay, việc điều trị phổ biến nhất dành cho rụng tóc từng mảng là tiêm corticoid vào da đầu hoặc da. Bên cạnh đó các thuốc như: Minoxidil sử dụng kèm với corticoid hay thuốc mỡ anthralin cũng được dùng trong điều trị rụng tóc.
Tuy nhiên những thuốc này có thể để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị.
Do đó nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng để tóc hồi sinh, cần bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển theo cơ chế kiềng 3 chân, bao gồm: cân bằng thần kinh nội tiết nam/nữ, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và hạn chế các yếu tố gây hại lên mái tóc.
Với những người lớn tuổi hay hói đầu lâu năm, cần nhiều thời gian hơn để tóc hồi phục nên phải kiên trì theo đủ liệu trình, kết hợp điều chỉnh lối sống tích cực như giảm stress, ngủ đủ giấc, hạn chế thuốc lá, rượu bia... để đem lại hiệu giảm rụng tóc, ngừa hói đầu tốt nhất.
Ngược lại nếu bạn chọn cách không điều trị và chờ cho tóc mọc trở lại, bạn có thể sử dụng đến:
- Tóc giả. Đội tóc giả bằng cách khâu hoặc bện tóc giả dài vào tóc hiện có, không được khuyến khích vì nó có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.
- Sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc và kỹ thuật tạo kiểu nhất định. Một số sản phẩm chăm sóc tóc hoặc uốn tóc có thể làm cho tóc bạn nhìn dày hơn. Thuốc nhuộm có thể được sử dụng để nhuộm da đầu.
Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊM: