Bài viết bởi Bác sĩ CKII Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Thời kỳ bào thai dây rốn cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng, oxy từ mẹ sang. Khi em bé được sinh ra, nó không còn cần dây rốn để cung cấp chất dinh dưỡng, và vì vậy các bác sĩ đã cắt dây rốn. Cuối cùng, dây khô và rụng, tuy nhiên có nhiều trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng.
1. Dây rốn là gì?
Dây rốn bao gồm:
- 1 tĩnh mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến em bé
- 2 động mạch trả lại máu và các sản phẩm thải, như carbon dioxide, từ em bé trở lại nhau thai
Những mạch máu tại dây rốn được bao bọc và bảo vệ bởi một chất dính gọi là thạch Wharton, chính nó được bao phủ bởi một lớp màng gọi là màng ối. Đến cuối thai kỳ, nhau thai truyền kháng thể qua dây rốn từ bạn đến em bé. Những thứ này cung cấp cho bé khả năng miễn dịch khỏi nhiễm trùng trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, nó chỉ truyền các kháng thể mà người mẹ có.
Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?
Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình.Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Quá trình cắt dây rốn diễn ra thế nào?
Ngay sau khi thai phụ sinh em bé, nữ hộ sinh sẽ kẹp dây rốn trẻ sơ sinh khoảng 3 đến 4cm (1. 5 đến 2 in) từ rốn của bé bằng kẹp nhựa, đặt một cái kẹp khác ở đầu kia của dây, gần nhau thai. Sau đó, dây sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 đến 3cm (1 đến 1. 5in) trên bụng của bé. Không có dây thần kinh trong dây rốn, vì vậy cắt dây rốn nó không gây đau đớn cho em bé.
Từ 5 đến 15 ngày sau khi sinh ra, gốc rốn sẽ khô đi, biến thành màu đen và rụng xuống. Sau khi gốc rốn rụng, thường mất khoảng 7 đến 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn. Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ chảy máu rốn hoặc dịch chảy ra từ rốn của em bé, hãy hỏi bác sĩ gia đình để được tư vấn.
3. Một số nguyên nhân gây chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc
3.1 Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh chảy máu
Đôi khi tã của trẻ sơ sinh hoặc thậm chí là một mảnh quần áo có thể cọ vào dây rốn. Điều này có thể gây kích ứng và gây chảy máu rốn. Chính vì thế, để ngăn ngừa rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì cha mẹ cần:
- Giữ cho khu vực rốn khô ráo
- Giữ cho cuống rốn khô ráo có thể giúp phần dây còn lại khô và rụng
- Để rốn tiếp xúc với không khí và giữ cho gốc rốn khô có thể giúp nó khô đi
- Thay tã cho bé thường xuyên, tã khô, sạch sẽ ngăn nước tiểu hoặc phân đến khu vực rốn và có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
Phần lớn trường hợp chảy máu rốn trẻ sơ sinh không đáng lo ngại. Chảy máu thường sẽ tự cầm hoặc cầm khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch. Nếu chảy máu khó cầm hoặc nếu vẫn còn chảy máu sau khoảng 10 phút đè ép thì nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh vì có thể đó là bệnh lý gây chảy máu rốn.
3.2 Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
- Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé
- Dùng tăm bông thấm khô máu
- Giữ rốn và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ và khô thoáng
- Không cạy các mảng bám trên rốn trẻ, nó sẽ khiến rốn chảy máu
- Không bịt rốn quá kín
- Tránh sử dụng những bài thuốc dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ để rắc vào rốn của trẻ
XEM THÊM