Chứng rối loạn vị giác ở trẻ thường xảy ra ở những trẻ được cha mẹ cho ăn dặm và ăn những đồ ăn chế biến quá sớm, hoặc trong quá trình chế biến món ăn cho con mẹ có thói quen nêm nếm gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi.
1. Hiểu đúng về rối loạn vị giác ở trẻ
Trẻ dưới 3 tuổi có số lượng chồi vị giác khác với người lớn, thậm chí là chênh lệch rất nhiều. Chẳng hạn như thông thường người lớn có khoảng 5.000 chồi vị giác thì trẻ nhỏ có số lượng chồi vị giác cao gấp đôi, khoảng 10.000. Vì vậy mà các bé rất nhạy cảm với các vị trong thức ăn.
Nếu như cha mẹ nêm nếm thấy vị vừa vặn, hay hơi mặn hoặc hơi ngọt thì với các bé đã là rất ngọt hoặc quá mặn. Điều này có nghĩa nếu nấu thức ăn cho trẻ mà dùng cảm quan đánh giá của người lớn sẽ không chính xác. Việc cho trẻ ăn quá mặn, ngọt... có thể dẫn đến tình trạng rối loạn vị giác ở trẻ, khiến trẻ ăn uống mất vị giác và lâu dài có thể tác động xấu đến gan, thận của trẻ, nhất là với các bé dưới 1 tuổi.
Tình trạng rối loạn này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy theo nguyên nhân. Rối loạn vị giác ở trẻ có thể phân loại thành: mất vị giác một phần hoặc toàn phần; giảm vị giác một phần hoặc toàn phần; loạn vị giác hay vị giác ma (thấy một vị mà thực ra không có)...
2. Nguyên nhân nào gây rối loạn vị giác ở trẻ?
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây rối loạn vị giác ở trẻ là cha mẹ cho trẻ ăn quá mặn, quá ngọt... so với khả năng cảm nhận của trẻ. Dần dần sẽ khiến vị giác của trẻ không thật và bị rối loạn, ví dụ trong các trường hợp sau:
- Trẻ được cho ăn dặm sớm (trước 5,5 tháng tuổi): lúc này hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa sẵn sàng để tiếp nhận bất cứ thức ăn gì ngoài sữa mẹ, sữa công thức. Vị giác của trẻ lúc này cũng đang quen với vị lạt của sữa mẹ và chưa sẵn sàng để làm quen với bất kỳ hương vị nào khác.
- Trẻ được cho ăn bột ăn dặm chế biến sẵn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên cho bé ăn dặm khởi đầu với bột/cháo gạo nấu rây nhuyễn kết hợp với thực phẩm tươi sống thay vì mua đồ ăn sẵn, bởi trong đồ ăn sẵn thường có chứa đường, muối, chất tạo vị rất dễ khiến trẻ bị kích thích vị giác.
- Nêm gia vị (đường, mắm, muối) vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Đây là sai lầm rất nghiêm trọng có thể gây rối loạn vị giác và chứng biếng ăn ở trẻ. Nguyên nhân là nhu cầu muối, đường của trẻ trong giai đoạn này đã được đáp ứng đủ qua nguồn thực phẩm tự nhiên như rau củ, thịt, cá.... Ngoài ra, vị tự nhiên của thực phẩm lại phù hợp với vị giác của trẻ lúc này, nếu cho thêm sẽ trở thành quá ngọt, quá mặn với trẻ, lâu dần trẻ sẽ ăn kém ngon rồi trở nên biếng ăn.
3. Làm gì khi trẻ ăn uống mất vị giác?
Nếu cha mẹ vô tình mắc một trong số những lỗi trên khiến trẻ bị rối loạn vị giác, không chịu ăn đồ ăn không được nêm nếm gia vị, biếng ăn.... thì cha mẹ có thể làm giả muối từ thực vật để giúp trẻ cân bằng vị giác, bên cạnh đó cần giảm dần hoặc bớt hẳn lượng gia vị cho vào thức ăn dặm của bé.
Rối loạn vị giác cũng làm giảm chức năng cảnh báo những nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải nếu ăn phải thức ăn có chất độc, hư hỏng, thức ăn gây dị ứng... Nến nếu cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu chán ăn, giảm vị giác... nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi càng sớm càng tốt, bởi chứng rối loạn này có thể điều chỉnh được sau khi biết rõ nguyên nhân.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong