Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về nhịp tim, quá nhanh hoặc quá chậm, không đều hoặc lúc đập nhanh lúc đập chậm,... Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, khó thở, ngất, ngưng thở, ngưng tim... Rối loạn nhịp xảy ra ở mọi lứa tuổi, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Vậy rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
1. Rối loạn nhịp tim là bệnh lý gì?
Ở người bình thường trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim dao động trong khoảng 60 - 90 nhịp mỗi phút. Rối loạn nhịp là tình trạng nhịp tim đập bất thường, không ổn định: khi cơ thể nghỉ ngơi, có thể gặp nhịp quá nhanh khi tần số trên 100 lần/phút hoặc đập quá chậm khi tần số thấp hơn 60 lần/phút, hoặc không đều, lúc nhanh lúc chậm. Hậu quả có thể gây ra những khó chịu, biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Khi đó rối loạn nhịp tim có nguy hiểm đối với cơ thể người bệnh.
Rối loạn nhịp tim có thể là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi cơ thể lo lắng, stress, ốm, thân nhiệt tăng cao, hoạt động mạnh. Đó thường là các rối loạn nhịp là tạm thời, ít hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi sức khỏe tim bình thường, tình trạng nhịp tim bất thường này không kéo dài mà nhanh chóng trở về bình thường.
2. Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Rối loạn nhịp tim nguy hiểm, vì có thể khiến người bệnh có thể gặp các nguy cơ biến chứng đột quỵ, suy tim, thậm chí dẫn đến tử vong.
Cụ thể những biến chứng của rối loạn nhịp tim là:
- Đột quỵ: Nhịp tim bất thường làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông trong mạch máu. Cục máu đông này di chuyển theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nguy hiểm có thể xảy ra khi nó đi theo dòng máu lên não, đi vào những mạch máu nhỏ gây hẹp, tắc nghẽn sự lưu thông máu. Hậu quả có thể gây chứng đột quỵ, khiến các tế bào não bị chết, rất khó hồi phục nếu phát hiện muộn.
- Suy tim: Rối loạn nhịp tim xảy ra trong khoảng thời gian dài có thể khiến khả năng bơm và tống máu của tim kém hiệu quả, tim không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến tình trạng suy tim.
- Biến chứng khác: Khi hình thành cục máu đông do rối loạn nhịp, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng tắc mạch nguy hiểm khác như: nhồi máu mạc treo, nhồi máu lách, nhồi máu thận, tắc mạch chi gây hoại tử chi... Do sự di chuyển của cục máu đông khắp cơ thể.
Ngoài ra, rối loạn nhịp tim nhanh có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh, dạng rối loạn nhịp tim, sức khoẻ và sự đáp ứng điều trị của từng người bệnh.
3. Những dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm
Rối loạn nhịp tim có nhiều loại, do các nguyên nhân và gây ra các tình trạng rối loạn khác nhau. Sau đây là một số dạng rối loạn nhịp mà người bệnh cần thận trọng:
- Rung tâm nhĩ: đây là dạng rối loạn nhịp thường gặp nhất ( chiếm khoảng 30%), xảy ra ở buồng tâm nhĩ, nhip thường nhanh hơn bình thường kể cả lúc nghỉ ngơi. Tâm nhĩ rung lên chứ không còn đập được, dẫn đến máu không thể tống từ xuống buồng tim tâm thất, có nguy cơ hình thành các cục máu đông trong buồng tim, từ đó di chuyển và gây tắc mạch máu tại các nơi đến như ở não (tai biến mạch máu não), mạch thận, mạch chi, mạch vành...
- Nhịp nhanh thất: hậu quả gây tim bơm máu khi tâm thất chưa đủ đầy nên người bệnh thường có những dấu hiệu mệt mỏi. Nguyên nhân của bệnh có thể do sẹo sau phẫu thuật tim mạch hoặc sẹo do bệnh mạch vành, bệnh thiếu máu cục bộ gây ra.
- Nhịp tim chậm: xảy ra khi tim đập chậm hơn bình thường, nhịp dưới 60 lần/phút. Nhịp tim đập rời rạc, chậm chạp.
- Block tim: là sự rối loạn của quá trình dẫn truyền điện thế trong cơ tim, có thể xảy ra trên bó His, sau bó His (ở nhánh trái hoặc nhánh phải) dẫn đến những loại Block khác nhau như Block nhĩ thất cấp I, cấp II, cấp III hoặc Block nhánh.
- Rung thất: Là một dạng rối loạn nhịp nguy hiểm, là thể nặng của nhịp nhanh thất. Rung thất xảy ra khi tình trạng cơ tâm thất rung lên do các xung đột loạn xạ ở buồng tâm thất. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể ngừng tim đột ngột, thậm chí là tử vong.
Ngoại tâm thu thất: là tình trạng tim đập không đều có lúc bỏ nhịp, đánh trống ngực, hụt hẫng. Trên người bệnh bị suy tim, bệnh mạch vành, viêm cơ tim, rối loạn ngoại tâm thu thất có thể tiến triển thành nhịp nhanh thất hoặc rung thất.
4. Cách điều trị bệnh lý rối loạn tim tránh biến chứng
Không phải tất cả những trường hợp bị rối loạn nhịp tim đều phải điều trị y tế, người bệnh cần đến thăm khám ở các chuyên khoa tim mạch, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh, nguyên nhân và sẽ tư vấn điều trị. Nếu tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng, người bệnh chủ yếu được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, điều trị tại nhà và thăm khám định kỳ theo hẹn.
Khi rối loạn nhịp tim được tìm thấy nguyên nhân nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tim và nguy cơ có biến chứng thì người bệnh cần được điều trị tích cực xử lý nguy cơ đó. Những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn nhịp tim bao gồm:
- Dùng thuốc: Các thuốc điều trị có tác dụng ngăn ngừa, hiệu quả trong giảm tình trạng rối loạn nhịp tim, tuy nhiên hầu hết chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhịp tim nhanh. Những loại thuốc điều trị hiện nay sử dụng chưa có hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị người bệnh bị nhịp tim chậm.
- Sốc điện: Phương pháp sốc điện chuyển nhịp là một phương pháp điển hình sử dụng dòng điện để điều trị rối loạn nhịp tim, mục đích đưa nhịp tim trở về mức bình thường. Tuy nhiên phương pháp này sử dụng khi có chỉ định rõ ràng và thường được sử dụng bởi những bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu đã được đào tạo bài bản.
- Cấy ghép máy tạo nhịp tim: Bình thường, tim co bóp có tính nhịp điệu, được điều khiển bởi xung điện, do vậy phương pháp điều trị này sử dụng thiết bị chạy bằng pin giúp tạo tín hiệu điện đều đặn được dùng cho người bệnh rối loạn nhịp tim. Tín hiệu tạo ra giống như tim khỏe mạnh duy trì tim đập ở tốc độ bình thường.
- Cấy ghép máy khử rung tim: Các chuyên gia sẽ cấy máy khử rung tim vào lồng ngực với mục đích theo dõi nhịp đập của tim, giúp quả tim đập bình thường trở lại khi cần.
Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có chứa thành phần Khổ sâm cũng mang lại hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Các nghiên cứu trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ Pubmed cho thấy, Khổ sâm có tác động lên nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp, vừa ổn định thần kinh tim, điều hòa nồng độ điện giải trên màng tế bào cơ tim, thư giãn mạch máu, vừa chống lại các phản ứng gây rối loạn nhịp tim. Nhờ đó, sử dụng thêm sản phẩm thảo dược từ Khổ sâm sẽ giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi... do nhiều nguyên nhân tốt hơn. Ngoài ra, ưu điểm của Khổ sâm là an toàn, không gây hạ nhịp tim quá mức hay co thắt phế quản.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NINH TÂM VƯƠNG - Hỗ trợ giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực từ thảo dược Khổ sâm
Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu… ; hỗ trợ phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.
Nhịp tim ổn định vững vàng, sợ chi hồi hộp chẳng màng lo âu.
Thành phần
Cao Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto, Taurine, L-carnitine, Magie.
Đối tượng sử dụng
Người hay mắc chứng hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu, tim đập nhanh.
Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Điện thoại: 0981.238.219
Tìm hiểu thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(GPQC: 3436/2020/XNQC-ATTP)