Rối loạn đường ruột ở trẻ em

Rối loạn đường ruột ở trẻ em là một sự kết hợp khác nhau của các triệu chứng thường phụ thuộc vào tuổi, mãn tính hoặc hay tái phát. Khi đứa trẻ phát triển, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số rối loạn đường ruột đã xảy ra trong thời thơ ấu nhưng trẻ vẫn lớn lên bình thường. Ngược lại, rối loạn đường ruột ở trẻ em làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, đây là vấn đề cần can thiệp.

1. Nôn trớ

Trẻ bị nôn trớ là khi có sự trở lại không chủ ý của thức ăn đã nuốt trước đó ra khỏi miệng. Tình trạng này cần được phân biệt với nôn ói, được xác định bởi phản xạ có liên quan đến cả cơ tự chủ nhằm tống các chất trong dạ dày ra ngoài một cách mạnh mẽ qua đường miệng.

Theo đó, chứng trào ngược dạ dày, nôn ói và buồn nôn là những ví dụ của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ sinh non, chậm phát triển và các bất thường bẩm sinh của hầu họng, ngực, phổi, hệ thần kinh trung ương hoặc đường tiêu hóa thường hay mắc phải trào ngược.

trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hay trẻ nhỏ bị nôn trớ là một vấn đề thoáng qua, một phần có thể do nhu động đường tiêu hóa chưa trưởng thành, nên cha mẹ cần trấn an trẻ sau mỗi cữ bú. Hơn nữa, các triệu chứng thường cải thiện khi cho trẻ bú theo từng cữ nhỏ, trẻ được đặt ở tư thế thẳng trước và sau bữa ăn, vỗ lưng cho ợ hơi trước khi nằm xuống.

2. Đau bụng

Đau bụng thường xuyên tái phát ở thời thơ ấu thường do các nguyên nhân cơ năng hơn tổn thương thực thể. Theo đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng đau bụng cơ năng thường liên quan đến chứng tăng nhu đường ruột ở trẻ em và tăng trương lực nội tạng, một ngưỡng giảm đau liên quan đến những thay đổi sinh hóa trong tế bào thần kinh hướng tâm của hệ thần kinh ruột và trung ương.

Rối loạn đường ruột ở trẻ em có biểu hiện bằng cảm giác đau hoặc khó chịu tập trung ở vùng bụng trên, bao gồm cảm giác no, no sớm, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, buồn nôn, ậm ạch hoặc nôn. Ở trẻ em đủ trưởng thành, việc đưa trẻ đi khám là cần thiết để trẻ cung cấp tiền sử đau chính xác, bác sĩ lâm sàng sẽ tiến hành một cuộc phỏng vấn bao gồm các câu hỏi về chế độ ăn uống, tâm lý và các yếu tố xã hội cùng các xét nghiệm cần thiết. Qua đó, bác sĩ cũng sẽ loại trừ các triệu chứng có do những bệnh niêm mạc thực thể như viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm tá tràng, loét hay không.


Đau bụng cơ năng thường liên quan đến chứng tăng nhu đường ruột ở trẻ em
Đau bụng cơ năng thường liên quan đến chứng tăng nhu đường ruột ở trẻ em

Nếu thật sự là đau bụng cơ năng, không có thử nghiệm điều trị có kiểm soát đối với chứng khó tiêu chức năng ở trẻ em. Thay vào đó, cha mẹ nên ngừng các loại thức ăn có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đau bụng của trẻ. Mặt khác, các thuốc đối kháng thụ thể histamine, thuốc ức chế bơm proton, sucralfate, và thuốc chống trầm cảm ba vòng liều thấp đã được sử dụng trong trường hợp nặng. Đồng thời, men vi sinh cũng được chứng minh vai trò điều chỉnh chức năng đường ruột nếu do chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em gây ra.

3. Đầy hơi

Đầy hơi được biểu hiện bằng tình trạng đau bụng do nuốt không khí quá nhiều, gây căng tức bụng dần dần. Chính cảm giác khó chịu ở bụng khiến trẻ hạn chế ăn. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi tự ợ hơi hay trung tiện. Vì chứng đầy bụng của trẻ thường không được cha mẹ chú ý, khi tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Vì vậy, một bữa ăn chung các thành viên gia đình luôn được khuyến khích khi cha mẹ có thể quan sát con trong suốt bữa ăn. Nếu trẻ có cảm giác khó chịu do đầy bụng, cha mẹ nên trấn an trẻ và giải thích các triệu chứng cho trẻ hiểu nếu là trẻ lớn. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ sử dụng quá nhiều kẹo cao su hoặc đồ uống có ga nhằm giảm thiểu lượng hơi trong đường ruột của trẻ. Cuối cùng, các vấn đề căng thẳng và lo lắng tiềm ẩn cũng cần được giải quyết kịp thời là các cha mẹ có thể điều trị rối loạn đường ruột ở trẻ em tại nhà một cách hiệu quả.

4. Tiêu chảy cơ năng

Tiêu chảy cơ năng còn gọi là tiêu chảy ở trẻ mới biết đi, tiêu chảy mãn tính không đặc hiệu, ruột già kích thích ở thời thơ ấu. Tình trạng được xác định bằng cách đi ngoài liên tục hàng ngày từ trên ba lần với nhiều phân, không định hình và trong thời gian từ bốn tuần trở lên.

Thời điểm khởi phát chứng tiêu chảy cơ năng thường là từ lúc trẻ sơ sinh hoặc những năm trẻ đi học mầm non, thường lành tính vì không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu chế độ ăn uống có đủ calo. Các triệu chứng của tình trạng rối loạn đường ruột này ở trẻ em sẽ tự khỏi theo độ tuổi đi học. Tuy nhiên, khi tiêu chảy kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính, nhất là nhiễm trùng đường ruột.

Các cách giúp hạn chế tiêu chảy lành tính cho trẻ nhỏ là tránh cho trẻ ăn quá nhiều, uống quá nhiều nước trái cây hoặc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate với lượng chất béo thấp và các chất gây dị ứng thực phẩm. Nếu trẻ dùng kháng sinh chữa các bệnh lý nhiễm trùng, loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em gây tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp nên cần cho trẻ bổ sung các men lợi khuẩn. Trong trường hợp tiêu chảy lượng nhiều, trẻ dễ mắc hội chứng kém hấp thu nên dễ dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng.


Tiêu chảy cơ năng là một trong những triệu chứng của rối loạn đường ruột ở trẻ em
Tiêu chảy cơ năng là một trong những triệu chứng của rối loạn đường ruột ở trẻ em

5. Táo bón

Trẻ nhỏ bị táo bón là khi trẻ gặp phải cảm giác căng thẳng khó tiêu và la hét khi cố gắng đi đại tiện. Hành vi này kéo dài đến 20 phút, cho đến khi trẻ đi ngoài được, phân cứng chắc hay đôi khi ra phân mềm hoặc lỏng. Điều này có thể lặp lại nhiều lần trong ngày và xảy ra trong vài năm đầu đời nếu trẻ không bú sữa mẹ.

May mắn là các triệu chứng sẽ tự khỏi trong vài tuần và biểu đồ phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi trẻ đến tuổi ăn dặm, chế độ ăn không hợp lý có thể khiến trẻ mắc phải táo bón nặng nề. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé ăn chất xơ trong mỗi bữa, uống đủ nước và cần tập cho bé thói quen đại tiện đúng giờ hằng ngày.

Tóm lại, chứng rối loạn đường ruột ở trẻ em là khá thường gặp. Trẻ có thể thường xuyên cảm thấy khó chịu ở bụng, làm dẫn đến đau bụng mãn tính, tiêu chảy, nôn mửa và / hoặc táo bón. Tuy nhiên, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ vẫn duy trì bình thường ở những trẻ bị rối loạn tiêu hóa chức năng. Dù vậy, kiến thức và sự chăm sóc, trấn an của cha mẹ có thể giúp bé giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng từng bữa ăn cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ tiêu hoá tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe