Ra máu báo thai có đau bụng không?

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu ban đầu của thai kỳ, thường dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác nếu không để ý kỹ. Ngoài ra, ra máu báo thai có đau bụng không cũng là một vấn đề được nhiều chị em thắc mắc. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể qua bài viết này nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Một số dấu hiệu nhận biết chính xác máu báo thai

Một trong những hiện tượng phổ biến khi mang thai là ra máu nhưng không kèm theo đau bụng. Đây thường gọi là máu báo thai, dấu hiệu cho thấy thai nhi đang làm tổ trong tử cung.

Quá trình thụ tinh đã diễn ra khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi. Sau đó, phôi thai sẽ di chuyển đến buồng tử cung và làm tổ bằng cách bám vào thành tử cung, lúc này, niêm mạc của tử cung có thể bị tổn thương nhẹ và xuất huyết, còn lại là máu báo thai.

Một số dấu hiệu nhận biết máu báo thai bao gồm:

  • Khoảng từ một đến hai tuần sau khi rụng trứng và thụ tinh, máu báo thường xuất hiện.
  • Lượng máu ra khá ít, thường chỉ khoảng vài giọt, có thể biến mất ngay lập tức hoặc kéo dài từ 1-2 ngày.
  • Máu báo thường không đi kèm chất nhầy, có màu đỏ tươi

2. Thông thường ra máu báo thai có đau bụng không?

Hầu hết các trường hợp ra máu báo thai thường không kèm theo đau bụng hoặc chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ, thoáng qua. Do đó, khi mang thai mà xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, chị em cần đi bệnh viện để được kiểm tra, khám xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Để phân biệt máu báo thai và một số loại máu báo khác, chị em cần lưu ý một số đặc điểm sau:  

  • Đau bụng dữ dội, sốt cao, chóng mặt, choáng váng và chảy máu nhiều là những dấu hiệu thường gặp khi sảy thai. Theo thống kê, khoảng 15% thai phụ có thể bị sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ, đồng thời kèm theo đau lưng dưới.
  • Đau bụng dưới, đau một bên xương chậu, chóng mặt và đau cổ, vai thường đi kèm với máu màu nâu, đen có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung.  
  • Máu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm sẽ đi kèm với cảm giác ngứa ngáy vùng kín, âm đạo có mùi bất thường, khó chịu.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em cần theo dõi và nhận biết máu báo đang ở dạng nào. Nếu đó là máu báo thai, sức khỏe của thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng, thai phụ không cần quá lo lắng.

3. Máu báo khi mang thai xuất hiện mấy ngày thì hết?

Máu báo có thai thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, từ vài giờ đến 3 ngày. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài hơn, lượng máu nhiều và màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi thì khả năng cao đó không phải là máu báo thai.

4. Cần làm gì nếu xuất hiện máu báo khi mang thai?

Chị em nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để tăng cường sức khỏe cơ xương chậu và vùng bụng trong trường hợp xuất hiện máu báo có thai cùng cảm giác đau bụng nhẹ. Để tạo cảm giác dễ chịu, mẹ bầu cũng nên tắm nước ấm hoặc chườm đá lạnh, chườm nóng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Ngoài ra, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, thai phụ nên đi khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức:  

  • Đau dữ đội, đặc biệt là đau ở 1 bên vùng bụng.
  • Máu báo thường đi kèm cảm giác đau bụng râm ran. Nếu lượng máu báo quá nhiều và đau bụng dữ dội, phụ nữ mang thai cần lưu ý và đi khám ngay.
  • Máu chảy nhiều, xuất hiện cục máu đông và kéo dài không cầm được. 
Phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ khi có máu báo thai đi kèm với các dấu hiệu bất thường.
Phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ khi có máu báo thai đi kèm với các dấu hiệu bất thường.

Những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của chị em về việc ra máu có báo thai có kèm theo đau bụng hay không. Mọi người cần quan sát kỹ màu sắc, lượng máu và các dấu hiệu bất thường khác để có thể đi khám và điều trị kịp thời. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe