Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phan Phi Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Người bệnh bỏng 20%- 39% diện tích cơ thể thường diễn biến nặng. Công tác thay băng ở nhóm này đòi hỏi phải bảo đảm số lượng nhân viên (tối thiểu 4 người), đồng thời bảo đảm giảm đau toàn thân, sẵn sàng hồi sức
I. Đại cương
1. Mục đích của công tác thay băng vết bỏng
- Làm sạch vết bỏng, loại bỏ dịch, mủ ứ đọng,.... để hỗ trợ cho vết bỏng nhanh liền
- Sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ
- Bổ sung chẩn đoán diện tích, độ sâu và theo dõi diễn biến tại vết bỏng
- Cắt lọc hoại tử hoặc chuẩn bị nền ghép da, cắt chỉ khâu
2. Yêu cầu công tác thay băng
- Đảm bảo vô khuẩn, chống lây chéo
- Thay băng nhẹ nhàng tỉ mỉ
- Chống đau đớn, không gây chảy máu hoặc làm bong mảnh da ghép
- Tiến hành khi trạng thái toàn thân tạm ổn định. Với người bệnh bỏng nặng, tiến hành thay băng khi đã kiểm soát được tình trạng hô hấp, tuần hoàn
- Người bệnh bỏng 20%- 39% diện tích cơ thể thường diễn biến nặng. Công tác thay băng ở nhóm này đòi hỏi phải bảo đảm số lượng nhân viên (tối thiểu 4 người), đồng thời bảo đảm giảm đau toàn thân, sẵn sàng hồi sức
II. Chỉ định
Thay băng vết thương bỏng mới để xử trí kì đầu.
Thay băng điều trị người bệnh bỏng thường kỳ:
- Vết thương ô nhiễm nặng (nhiều dịch, mủ,...): Thay băng ngày 1- 2 lần.
- Vết bỏng ít ô nhiễm (sạch, ít tiết dịch): thay băng cách ngày.
III. Chống chỉ định
- Đang có các dấu hiệu đe dọa chức năng sống như suy hô hấp, trụy tim mạch, shock..
IV. Công tác chuẩn bị
1. Nhân viên
Kíp thay băng tối thiểu 4 người: 1 bác sĩ điều trị, 3 điều dưỡng chuyên khoa bỏng hay chấn thương (1 hữu trùng giúp ngoài, 2 vô trùng). Bác sĩ gây mê và kỹ thuật viên gây mê (nếu cần).
2. Phương tiện, Dụng cụ
- Khay quả đậu, bông, băng, gạc, gang tay, vải vô khuẩn.
- Nỉa có mấu và không mấu, kéo cong, kéo thẳng, găng tay. Nên có sẵn những dụng cụ cầm máu như pince, kìm cầm kim...
- Xô đựng đồ bẩn.
- Các thuốc cho việc thay băng bỏng.
3. Người bệnh
- Giải thích động viên người bệnh, gia đình, người nuôi bệnh.
- Dặn người bệnh nhịn ăn trước 6 giờ nếu phải gây mê.
- Thử phản ứng thuốc (nếu cần).
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng hô hấp...trước thay băng.
4. Địa điểm thay băng
Thường xuyên khử trùng sau mỗi ngày thay băng. Phòng cần trang bị các thiết bị hồi sức như: máy thở; nguồn cung Thay băng được tiến hành tại buồng thay băng, tốt nhất là buồng vô khuẩn và thường cấp oxy; máy hút; monitor theo dõi người bệnh; các dụng cụ và thuốc cấp cứu cần thiết khác.
Thứ tự bệnh nhân vào thay băng
- Ưu tiên những bệnh nhân cần xử trí kỳ đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là những bệnh nhân có diện tích bỏng hẹp, ít dịch mủ, sau đó là những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là các bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng.
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, mắc bệnh truyền nhiễm hay có xét nghiệm HBsAg, anti HIV (+) phải được thay băng theo chế độ cách ly cùng với bộ thay băng riêng.
5. Vô khuẩn
Bảo đảm quy định vô khuẩn trong thay băng: Nhân viên kíp thay băng rửa tay vô trùng; mặc quần áo mũ, khẩu trang vô trùng; đi găng vô trùng. Dụng cụ thay băng vô khuẩn, mỗi người bệnh phải dùng riêng để tránh lây chéo.
Mỗi bệnh nhân có khay thay băng riêng và được khử khuẩn cẩn thận. Trước khi thay băng cho bệnh nhân tiếp theo phải thay gang, áo quần và ngâm rửa tay.
V. Các bước tiến hành
Bác sĩ điều trị sẽ trực tiếp khám và chỉ đạo công tác thay băng để đánh giá vết thương, chỉ định các thuốc hay vật liệu thay thế da dùng tại chỗ vết bỏng và xử trí vết thương bỏng cùng với kíp thay băng.
Vô cảm: Sử dụng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây mê (theo quy trình riêng).
- Bước 1: Tháo bỏ băng cũ và các lớp gạch phía ngoài
Điều dưỡng hữu trùng đưa người bệnh vào buồng băng, để nằm trên bàn thay băng (hoặc giường bệnh); dùng nỉa kéo cắt bỏ băng cũ, tháo bỏ các lớp gạc phía ngoài, để lại lớp gạc trong cùng. Dùng dung dịch nước muối sinh lý vô trùng hoặc thuốc tím pha loãng làm ẩm lớp gạc trong cùng.
- Bước 2: Bóc bỏ lớp gạc trong cùng và làm sạch vết bỏng
Điều dưỡng vô trùng bóc bỏ lớp gạc trong cùng (gỡ miếng gạc song song với mặt da), chú ý nhẹ nhàng để không gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.
Dùng gạc mềm hoặc bông cầu vô trùng tẩm dung dịch nước muối rửa (hoặc các dung dịch sát khuẩn có chỉ định) để rửa vết bỏng; lấy bỏ giả mạc, dị vật; cắt lọc các hoại tử đang rụng hoặc còn sót lại sau phẫu thuật (nếu có). Lau rửa theo thứ tự từ vùng sạch đến vùng bẩn, vùng đầu mặt rửa trước, vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa sau cùng).
Xử trí vòm nốt bỏng: nếu vòm nốt bỏng còn nguyên vẹn, chưa bị nhiễm khuẩn: trích rạch, cắt thủng nốt phỏng, tháo bỏ dịch nốt phỏng, cố gắng giữ lại vòm nốt phỏng, sau đó băng ép lại. Nếu nốt phỏng đã nhiễm khuẩn: cắt bỏ, tháo dịch nốt phỏng.
Trong khi thay băng, nếu chảy máu: đắp gạc tẩm nước muối ấm hoặc tẩm dung dịch adrenalin 1/200.000, hoặc bằng các biện pháp như đốt điện, thắt buộc mạch máu...
Rửa lại vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn. Thấm khô.
- Bước 3: Sử dụng thuốc tại chỗ vết bỏng
Căn cứ vào diễn biến, tình trạng vết thương mà người bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng.
Điều dưỡng vô trùng chuẩn bị các thuốc hoặc vật liệu thay thế da dùng tại chỗ. Sau khi đã làm sạch vết bỏng, sử dụng thuốc tại chỗ vết bỏng theo một trong các cách sau:
+ Bôi thuốc trực tiếp lên vết bỏng một lớp đủ dày, kín hết vùng tổn thương bỏng, sau đó đắp một lớp gạc vô trùng bên ngoài. Nên đắp tiếp một lớp gạc tẩm vaseline bên ngoài lớp gạc trong cùng. Sau đó đắp vài lớp gạc vô trùng theo kiểu lợp ngói (độ dày của gạc tùy thuộc tình trạng dịch xuất tiết, mủ vết thương, thường từ 4-6 lớp gạc).
+ Tẩm thuốc vào một lớp gạc rồi đắp lên vết bỏng sao cho mép các tấm gạc chồng một phần lên nhau; đắp một lớp gạc tẩm vaseline chồng lên lớp gạc thuốc; đắp vài lớp gạc vô trùng theo kiểu lợp ngói (độ dày của gạc tùy thuộc tình trạng dịch xuất tiết, mủ vết thương, thường từ 4-6 lớp gạc).
Đối với vết bỏng đã lên mô hạt chuẩn bị ghép da, không bôi thuốc trực tiếp lên mô hạt từ 2-3 ngày trước ghép da.
- Bước 4: Băng vết bỏng, đưa người bệnh về giường và theo dõi sau thay băng
Điều dưỡng giúp ngoài băng lại vết bỏng bằng băng cuộn hoặc băng lưới, không băng quá chặt làm ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn của người bệnh.
Đưa người bệnh về giường, kiểm tra lại các chỉ số hô hấp, mạch, nhiệt độ, huyết áp của người bệnh và bàn giao cho điều dưỡng buồng bệnh.
VI. Theo dõi và xử trí tai biến
1. Toàn thân
- Theo dõi trạng thái toàn thân, mạch, nhiệt độ, huyết áp... sau thay băng chặt chẽ, kịp thời phát hiện trạng thái sốc, đe dọa sốc để xử trí.
- Người bệnh choáng, ngất trong và sau thay băng: Tạm dừng thay băng, đặt nằm chỗ thoáng, mát, cho thở oxy, thuốc trợ tim. Khi người bệnh tỉnh, trở lại trạng ổn định cho phép mới thay băng tiếp.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân hoặc theo dõi chung sau gây mê để xử trí kịp thời như tình trạng ngừng thở ngừng tim, nôn...
- Tình trạng đau đớn sau thay băng như kêu đau, rét run hoặc sốt cao: tiếp tục dùng giảm đau, ủ ấm, hạ sốt...
2. Tại chỗ
- Tụt băng gạc để lộ vết thương: tiến hành băng bổ sung.
- Tình trạng băng quá chặt gây phù nề, chèn ép vùng bỏng: hay gặp khi thay băng trong 3 ngày đầu (vết bỏng vẫn tiếp tục phù nề) hoặc sau phẫu thuật ghép da: nới băng, thậm chí kiểm tra rạch hoại tử giải phóng chèn ép khi có chỉ định (theo quy trình riêng).
- Chảy máu: Thay băng lại vùng chảy máu, đắp nước muối ấm, băng ép hoặc khâu cầm máu nếu cần, lấy sạch máu cục, đắp lại gạc thuốc, gạc vaseline và gạc khô, băng ép.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.