Viêm lợi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 2 tuổi, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận biết sớm những triệu chứng căn bệnh này thông qua việc thường xuyên quan sát hình ảnh lợi của trẻ sơ sinh và có phương pháp xử trí kịp thời.
1. Viêm lợi ở trẻ sơ sinh
Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu răng là tình trạng bệnh lý thường gặp phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Viêm lợi có thể xuất hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, làm cho trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, ...
Các nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi ở trẻ:
- Chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ: bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể thấy hình ảnh viêm lợi ở trẻ sơ sinh ở mức độ nhẹ nhất khi trẻ chưa được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây chính là cơ hội để các vi khuẩn có hại xâm nhập vào khoang miệng trẻ và gây viêm nhiễm. Thêm vào đó, quá trình mọc răng, dị ứng thức ăn, sữa, bụi bẩn, ... đều là những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc viêm lợi.
- Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em ở mức độ nặng hơn thường có thể thấy được trong các trường hợp dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác như suy giảm miễn dịch, thuốc chống động kinh, thuốc hạ huyết áp, ... Một vài thành phần trong thuốc này có tác dụng làm giảm tiết nước bọt, từ đó làm cho các mảng bám quanh răng không được làm sạch, dẫn tới sự phát triển và sinh sôi của các vi khuẩn gây viêm lợi.
- Ngoài ra, một vài bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi ở trẻ như giảm bạch cầu trung tính, ... Lúc này, bố mẹ có thể quan sát thấy hình ảnh lợi của trẻ sơ sinh bị viêm và thương tổn nặng. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
2. Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em
Phần lớn trẻ viêm lợi thường có các triệu chứng điển hình sau:
- Hình ảnh lợi trẻ sơ sinh bị sưng phồng, nhạy cảm và dễ chảy máu, màu sắc bất thường, nhợt nhạt hoặc đậm màu, có các mảng đốm trắng.
- Hơi thở trẻ có mùi hôi, tanh
- Răng lung lay nhẹ
- Sốt cao
- Một trong những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em mà bố mẹ có thể dễ dàng quan sát đó là trong má, lợi có dấu hiệu lở loét, tụt lợi làm lộ chân răng của trẻ.
- Một số trẻ có sốt cao.
3. Các loại viêm lợi trẻ thường mắc phải
Tùy theo nguyên nhân gây viêm lợi mà bệnh này được chia thành các loại khác nhau:
3.1. Viêm lợi thông thường
Viêm lợi thông thường thường gặp phổ biến và ít gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này thường mang tính chất tạm thời và nhanh khỏi nếu bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thường xuyên quan sát hình ảnh lợi của trẻ sơ sinh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ. Trong một vài trường hợp, nếu trẻ không được điều trị sớm, viêm lợi có thể chuyển sang mức độ nặng hơn và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Các nguyên nhân gây viêm lợi thông thường ở trẻ:
- Dị ứng thức ăn hoặc sữa
- Mọc răng
- Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ
- Hình thành và phát triển các mảng bám trong khoang miệng
Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng nhận biết viêm lợi thông thường ở trẻ bằng cách thường xuyên quan sát hình ảnh viêm lợi ở trẻ em với các dấu hiệu phổ biến như:
- Lợi trẻ chuyển sang màu đỏ thẫm, xuất huyết lợi
- Ngứa lợi
- Chảy nhiều nước dãi, đặc biệt khi ngủ.
3.2. Viêm lợi do các bệnh về máu
Lợi là tổ chức biểu mô bao quanh răng có chứa rất nhiều mạch máu. Do đó, các bệnh liên quan đến máu có khả năng gây viêm lợi. Khi có giảm số lượng bạch cầu trung tính, lợi dễ bị viêm, sưng và tổn thương. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể nhận biết sớm là:
- Lợi chuyển sang màu đỏ rực
- Bề mặt lợi xuất hiện những vết loét
- Dễ chảy máu, thậm chí chỉ với một tác động nhẹ
- Tăng tiết nước bọt
- Trẻ hay bị chảy máu dưới da
3.3. Viêm lợi do tác dụng bất lợi của thuốc
Viêm lợi do tác dụng bất lợi của thuốc thường không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Các thuốc có thể gây viêm lợi cho trẻ như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống động kinh (Cyclosrorin 30%, Nifedipine 10–15%, Phenytoine 50%,...). Các thuốc này ức chế tiết nước bọt, làm gia tăng vi khuẩn và hình thành các mảng bám quanh răng.
Bố mẹ hoặc người chăm sóc có thể thấy hình ảnh lợi của trẻ sơ sinh khi bị viêm do tác dụng bất lợi của thuốc có các dấu hiệu như:
- Sưng lợi gây đau
- Lợi màu hồng, chắc khỏe và không chảy máu
- Xơ nướu
3.4. Viêm lợi do vi khuẩn
Loại viêm lợi này thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi với tác nhân chủ yếu là Herpes. Những trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 5 – 7 ngày, sau đó khỏi hoàn toàn trong 2 tuần và không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên, một vài trường hợp diễn biến phức tạp và nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ trẻ.
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em do vi khuẩn có các đặc điểm sau:
- Lợi sưng, có mụn nước, mảng xám bao quanh khiến trẻ đau đớn.
- Mụn nước có thể xuất hiện ở lưỡi, môi, má trong
- Khó nuốt
- Nổi hạch cổ
- Đau đầu
3.5. Viêm lợi loét hoại tử
Đây là bệnh lý nguy hiểm do vi sinh vật xâm nhập vào khoang miệng, phá hủy cấu trúc mô lợi trên diện rộng. Thêm vào đó, khi cao răng dày và bám lâu năm cũng có thể dẫn đến viêm lợi loét hoại tử.
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em thể loét hoại tử thường có các dấu hiệu sau:
- Lợi sưng, đỏ, có thể thấy rõ mạch máu bằng mắt thường
- Lợi tụt làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ
- Có nhiều cao răng ở thân răng và cao răng dưới nướu.
4. Điều trị viêm lợi ở trẻ em
Khi quan sát thấy hình ảnh lợi trẻ sơ sinh bị viêm, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý, vệ sinh răng miệng sạch cho trẻ như sau:
- Đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày bằng bàn chải kháng khuẩn tốt, lông mềm với kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ sau khi ăn và khi đánh răng xong
- Đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở uy tín.
- Trẻ sẽ khỏi sau vài ngày nếu chỉ bị viêm lợi nhẹ. Đối với các trường hợp tình trạng viêm, sưng lợi không cải thiện, trẻ cần được đến khám và điều trị tại bệnh viện, một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng theo mức độ viêm như:
- Lấy mảng bám và cao răng: sau khi lấy cao răng, bác sĩ chuyên khoa răng miệng sẽ hướng dẫn trẻ chải răng và dùng chỉ nha khoa để tránh những mảng bám ở chân răng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: khi viêm lợi có mủ, chảy máu lợi thì ngoài việc loại bỏ cao răng, cần cho trẻ sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lợi lan rộng. Ngoài ra, có thể sử dụng nước súc miệng chứa hydrogen peroxide hoặc nước muối sinh lý để giúp tiêu diệt vi khuẩn.
- Phẫu thuật: khi viêm lợi tiến triển nặng thành viêm nha chu, có thể cần phẫu thuật làm sạch túi, tái tạo mô nha chu cho trẻ, điều này giúp làm giảm tình trạng răng lung lay tụt nướu.
5. Dự phòng viêm lợi ở trẻ
Để phòng ngừa viêm lợi ở trẻ nhỏ, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần đánh răng trung bình 2 – 3 phút.
- Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn.
- Dùng kem đánh răng có chứa fluor và các khoáng chất tốt cho răng, lợi.
- Dùng bàn chải đánh răng kháng khuẩn, có lông mềm giúp chải sạch kẽ răng, mặt nhai và những răng trong cùng.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ mỗi 3 – 4 tháng.
- Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh và tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
- Hạn chế ăn vặt, đặc biệt là các món ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ.
- Đưa trẻ đi lấy cao răng và khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.