Quá trình đào thải thuốc cản quang

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Thuốc cản quang là những chất được sử dụng để tăng cường mức độ tương phản của cấu trúc hoặc dịch cơ thể khi chụp hình chẩn đoán. Thuốc cản quang chứa Iod được phân thành 2 loại: Thuốc cản quang chứa Iod tan trong dầu và thuốc cản quang chứa Iod tan trong nước.

1. Quá trình đào thải thuốc cản quang diễn ra thế nào?

Ở người chức năng thận bình thường, sự đào thải thuốc cản quang hầu như hoàn toàn qua đường tiết niệu. Khoảng < 1% thuốc cản quang được bài tiết qua các đường khác chủ yếu qua gan-mật và ruột non.

Khi chức năng thận suy giảm, gan trở thành cơ quan thay thế chính đào thải thuốc cản quang thông qua lượng thuốc cản quang bài tiết qua đường mật. Một lượng rất nhỏ thuốc cản quang cũng được bài tiết qua ruột non, mồ hôi, nước bọt, nước mắt, dịch vị. Bằng cách phân tích lượng thuốc cản quang ở trong phân cho thấy 20-50% lượng thuốc cản quang được đào thải qua phân ở người bệnh suy thận.


Hậu như thuốc cản quang được đào thải qua hệ tiết niệu
Hậu như thuốc cản quang được đào thải qua hệ tiết niệu

2. Thời gian đào thải thuốc cản quang diễn ra bao lâu?

Ở người chức năng thận bình thường, thuốc cản quang được bài tiết qua đường tiết niệu khác 12% sau 10 phút, 50% sau 1 giờ, 83% sau 3 giờ và gần như 100% sau 24h. Thời gian đào thải thuốc cản quang sẽ kéo dài hơn ở người chức năng thận giảm.

3. Các lưu ý chăm sóc sức khỏe trong quá trình đào thải thuốc cản quang

Uống nhiều nước sau khi tiêm thuốc cản quang sẽ giúp thuốc cản quang đào thải tốt hơn qua đường niệu và giảm nguy cơ gây độc cho thận.

Một số trường hợp đối với người bệnh chức năng thận suy yếu cần sử dụng thuốc cản quang để hỗ trợ chẩn đoán bác sĩ sẽ truyền dịch cho người bệnh trước và sau khi sử dụng thuốc cản quang để giảm nguy cơ gây độc cho thận.


Bệnh nhân suy thận sẽ được truyền dịch hỗ trợ đào thải thuốc cản quang
Bệnh nhân suy thận sẽ được truyền dịch hỗ trợ đào thải thuốc cản quang

Uống nhiều nước sau khi tiêm thuốc cản quang sẽ giúp thuốc cản quang đào thải tốt hơn qua đường niệu và giảm nguy cơ gây độc cho thận.

Một số trường hợp đối với người bệnh chức năng thận suy yếu cần sử dụng thuốc cản quang để hỗ trợ chẩn đoán bác sĩ sẽ truyền dịch cho người bệnh trước và sau khi sử dụng thuốc cản quang để giảm nguy cơ gây độc cho thận.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe