Protein toàn phần là gì?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chỉ định xét nghiệm Protein toàn phần khi cần đánh giá tình trạng thiếu hụt Protein ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý: Thận (suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận), bệnh gan (viêm gan, xơ gan), đái tháo đường, nhiễm độc tuyến giáp, suy kiệt do ung thư...

1. Protein toàn phần gồm những gì?

Protein toàn phần trong máu bao gồm albumin và các globulin. Albumin được tổng hợp ở gan và đảm bảo các chức năng sống sau đây của cơ thể:

Tham gia duy trì áp lực keo trong huyết tương. Đảm bảo sự vận chuyển nhiều loại chất (Ví dụ: bilirubin, acid béo, các hormone và thuốc. Các chất này được gắn với albumin khi chúng lưu hành trong dòng tuần hoàn. Có 3 loại globulin chính trong cơ thể: alpha, beta và gamma globulin. Các alpha globulin được tổng hợp ở gan và bao gồm:

  • Alpha1 globulin như: alpha1 antitrypsin, alpha fetoprotein và TBG: globulin gắn với thyroxin (thyroxin – bingding globulin).
  • Alpha2: globulin như: haptoglobin, ceruloplasmin, HDL và alpha2 macroglobulin.
  • Các beta globulin cũng được tổng hợp ở gan và bao gồm: transferrin, plasminogen LDL và các bổ thể.

Điện di Protein huyết thanh
Điện di Protein huyết thanh

Các gamma globulin còn được gọi là globulin miễn dịch, được các bạch cầu lympho B sản xuất khi đáp ứng với kích thích của các kháng nguyên. Các globulin miễn dịch bao gồm kháng thể IgA, IgD, IgE, IgG và IgM. Các globulin đảm bảo các chức năng sống sau đây của cơ thể:

  • Tham gia duy trì cân bằng toan – kiềm.
  • Tham gia vào đáp ứng viêm của cơ thể.
  • Đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế phòng vệ miễn dịch và sản xuất các kháng thể.Tham gia và điều hoà quá trình
  • đông máu và tiêu fibrin.

Cần ghi nhận là xét nghiệm định lượng protein toàn phần của cơ thể tương đối thô sơ. Xét nghiệm này chì giúp phát hiện tình trạng giảm hay tăng tổng lượng protein lưu hành trong máu.

2. Trị số protein toàn phần tăng giảm trong trường hợp nào?

Trị số bình thường: 66 – 87 g/l.

Protein máu toàn phần có thể tăng trong:

  • Mất nước (nôn, tả, mất mồ hôi, sốt cao kéo dài)

Tình trạng mất nước do nôn có thể gây tăng protein máu toàn phần
Tình trạng mất nước do nôn có thể gây tăng protein máu toàn phần

Protein máu toàn phần có thể giảm trong:

  • Hòa loãng máu
  • Giảm khẩu phần protein: Suy dinh dưỡng, nuôi dưỡng bằng dịch truyền tĩnh mạch không có protein
  • Bệnh thận (suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận)
  • Mất protein qua da (bỏng)
  • Mất protein qua đường tiêu hóa: Hội chứng giảm hấp thu, cắt ruột non, rò ruột, bệnh lý của ruột gây mất protein

Tăng hủy protein (đái tháo đường, nhiễm độc tuyến giáp, suy kiệt do ung thư). Bệnh gan (viêm gan, xơ gan)


Người mắc bệnh lý gan có thể gây tăng hủy Protein
Người mắc bệnh lý gan có thể gây tăng hủy Protein
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe